Chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng
Mỗi một sự vật, hiện tượng sinh ra đều có chức năng riêng của chúng, chẳng hạn như chức năng của điều hòa mang lại sự mát mẻ hay son phấn giúp con người xinh hơn. Vậy chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp và khách hàng là gì? Hãy cùng Abit tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý tính và cảm tính của một sản phẩm hoặc doanh nghiệp, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi, biểu tượng, hình ảnh, và mọi sự thể hiện của sản phẩm/doanh nghiệp đó, dần được tạo dựng qua thời gian và chiếm một vị trí rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
Thương hiệu là bộ mặt của doanh nghiệp, không chỉ giúp công ty tránh nhầm lẫn với sản phẩm và dịch vụ. Bên cạnh đó nó còn tạo lợi thế cạnh tranh với thị trường hiện nay. Khái niệm chức năng vai trò của thương hiệu được thể hiện cụ thể qua 4 khía cạnh dưới đây:
1.1. Nhận diện thương hiệu
Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất của thương hiệu. Chắc chắn một điều rằng, bạn sẽ không thích hay không muốn bất cứ người tiêu dùng nào nhầm lẫn giữa bạn với người khác. Không chỉ dừng lại ở nhận biết mà chúng còn giúp doanh nghiệp phân khúc thị trường một cách dễ dàng.
Ví dụ chức năng của thương hiệu Honda nổi tiếng cho ra rất nhiều dòng xe máy chẳng hạn như xe Wave dành cho những người thu nhập thấp và bình thường hay xe SH thì lại nhằm vào những người “có tiền”. Vì vậy, dựa vào thương hiệu mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chia khách hàng thành những nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau.
1.2. Cung cấp thông tin và hướng dẫn khách hàng
Thông qua những dấu hiệu nhận biết của thương hiệu, khách hàng có thể hiểu được những thông tin cơ bản của sản phẩm hay dịch vụ cũng như cách sử dụng chúng. Ngoài ra những thông tin về nơi sản xuất, giá trị, đẳng cấp hàng hóa,.. cũng phần nào được thể hiện qua thương hiệu. Sự nhận biết rõ ràng nhất ở đây phải nhắc đến slogan chứa đựng những thông điệp mà doanh nghiệp muốn mang lại. Vì thế nếu xây dựng thương hiệu cần phải đảm bảo yếu tố thông tin rõ ràng, cụ thể, dễ phân biệt. Có như vậy mới tạo ra sự thành công cho một thương hiệu.
1.3. Chức năng của thương hiệu tạo lòng tin và sự cảm nhận
Vì sao đa số khách hàng sẽ lựa chọn mua những sản phẩm có thương hiệu? Đáp án chính xác là mua hàng có nguồn gốc rõ ràng sẽ mang lại cảm giác an toàn và đảm bảo được chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ. Tất nhiên cảm giác này không tự nhiên sinh ra mà chúng phải đúc kết từ quá trình sử dụng của người tiêu dùng.
Một thương hiệu đã được chấp nhận sẽ tạo ra một sự tin cậy nhất định với khách hàng. Thương hiệu càng lớn thì lòng tin càng lớn và càng cảm nhận được chất lượng của sản phẩm. Thậm chí những thương hiệu có đẳng cấp còn tạo ra một lượng khách hàng trung thành (fan) với thương hiệu và dịch vụ đó.
Chất lượng hàng hóa và dịch vụ là yếu tố quyết định lòng trung thành của khách hàng. Nhưng thương hiệu là động lực quyết định đế một khách hàng xa lạ quyết định chọn sử dụng thương hiệu của bạn thay vì hàng ngàn cái tên khác trên thị trường.
1.4. Chức năng của thương hiệu tạo kinh tế
Thương hiệu là giá trị vô hình nhưng lại mang đến giá trị vật chất cực kỳ tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Khi thương hiệu đủ mạnh và đủ lớn thì họ sẽ có tiếng nói trong thị trường. Doanh nghiệp có thể nhờ đó mà thực hiện nhiều loại hình kinh doanh chẳng hạn như nhượng quyền thương hiệu. Điều này sẽ đem lại những lợi ích như sau:
– Tăng doanh thu lợi nhuận
– Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp với khách hàng
– Mở rộng quy mô thị trường, …
Tất nhiên để thương hiệu đủ mạnh thì không hề đơn giản. Bởi vì xây dựng thương hiệu mạnh tốn rất nhiều kinh phí cũng như công sức. Đổi lại thì lợi nhuận và tiềm năng mà chủ doanh nghiệp thu được từ sự nổi tiếng của thương hiệu là không giới hạn với những giá trị kinh tế đáng “gờm”.
2. Chức năng của thương hiệu đối với người tiêu dùng
Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng cũng rất quan trọng như sau:
2.1. Xác định rõ nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm
Thương hiệu là cái mà để khách hàng nhận biết được sản phẩm này với sản phẩm khác. Thương hiệu càng lớn độ uy tín càng cao. Trên thực tế, thói quen của người tiêu dùng chỉ chú ý đến công dụng và lợi ích của sản phẩm, sau đó cuối cùng mới nhìn đến thương hiệu và đánh giá giá trị của chúng mang lại.
2.2. Thể hiện đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm
Dựa vào thuộc tính và những lợi ích đem lại thì có thể chia sản phẩm thành 3 nhóm sau:
– Sản phẩm tìm kiếm: Lợi ích của chúng thể hiện ngay logo hay slogan khiến người dùng có thể đánh giá sản phẩm bằng mắt.
– Có thể đánh giá các lợi ích của sản phẩm bằng mắt.
– Sản phẩm có kinh nghiệm: Qua trải nghiệm sử dụng và đúc kết lại
– Sản phẩm tin tưởng: Ở nhóm này khách hàng khó có thể nhận được lợi ích cũng như giá trị của sản phẩm.
Điều này chứng tỏ, thương hiệu càng lớn càng có tầm ảnh hưởng thì sẽ giúp khách hàng nhận biết nhanh.
2.3. Tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm sản phẩm
Nhờ vào độ nổi tiếng của thương hiệu cũng như những kinh nghiệm mua sản phẩm thì khách hàng sẽ chọn được những gì phù hợp với mình nhất. Chính điều này đã tiết kiệm thời gian cũng như công sức tìm kiếm và sàng lọc chúng.
2.4. Giảm rủi ro khi sử dụng sản phẩm
Một sản phẩm nếu có thương hiệu đồng nghĩa với giá trị sản phẩm cũng đã được đánh giá rất cao. Nhưng nếu bạn lựa chọn những sản phẩm không có thương hiệu thì sẽ gặp những rủi ro không mong muốn như sau:
– Chất lượng sản phẩm không như mong muốn.
– Chất lượng không tương xứng với giá tiền.
– Dễ gây thiệt hại đến sức khỏe.
Những sản phẩm có nguồn gốc ở các thương hiệu không những đảm bảo được sản phẩm mà còn được hưởng dịch vụ kèm theo. Bởi sự cạnh tranh ngày càng lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng chắc nếu không sẽ bị “tẩy chay” ra khỏi thị trường.
Tóm lại, chức năng thương hiệu không chỉ giúp xây dựng và phát triển cho doanh nghiệp mà còn ý nghĩa đối với người tiêu dùng. Nếu thương hiệu mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp thì đối với người tiêu dùng nó sẽ mang lại giá trị chất lượng cho khách hàng.