“Đốn tim” với 7 mô hình kinh doanh homestay vô cùng độc đáo
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch và nghỉ dưỡng, homestay đã trở thành một hình thức lưu trú được rất nhiều người ưa chuộng. Đã có không ít những mô hình kinh doanh homestay độc đáo ra đời và đem đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Bài viết này sẽ liệt kê một số ý tưởng thiết kế “đốn tim” đó. Cùng tham khảo nhé!
1. Mô hình homestay kiểu container
Mô hình homestay kiểu này đặc biệt thu hút giới trẻ bởi sự kỳ lạ và độc đáo. Nhỏ nhắn, gọn gàng khi nhìn từ bên ngoài nhưng lại mang cảm giác rộng rãi, thoải mái khi bước vào bên trong.
Những căn nhỏ có diện tích khoảng 12 – 15m2, dành cho 2 người ở. Chứa được 1 giường và 1 phòng tắm. Căn trung bình khoảng 18 – 20m2 dành cho gia đình khoảng 4 người, gồm 2 giường, 1 phòng tắm. Căn lớn có diện tích từ 25m2 trở lên, có thể ở được từ 6 – 8 người, chứa 3 – 4 giường và 1 phòng tắm lớn.
Sử dụng các kênh mạng xã hội như facebook, zalo, instagram,… để tìm kiếm nguồn khách hàng. Đồng thời kết hợp sử dụng Phần mềm ẩn comment Facebook tránh tình trạng đối thủ cướp khách.
2. Mô hình homestay thùng rượu vang
Mô hình homestay này chủ yếu xuất hiện ở Đà Lạt – xứ sở rượu vang, nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Với không gian không quá lớn nhưng homestay kiểu này lại đem đến cho khách du lịch những góc chụp ảnh “tự sướng” cực kỳ đẹp. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên cùng các hoạt động như: đối lửa trại, tự nấu nướng, câu cá,…
Một trong những cái tên rất thành công với mô hình độc đáo này đó chính là Wine Valley Homestay nằm cách trung tâm Đà Lạt 2km.
3. Mô hình kinh doanh homestay tổ chim
Đây là 1 mô hình homestay rất phù hợp với những đôi tình nhân bởi nó tượng trưng cho tổ ấm. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư xây dựng tương đối rẻ. Mái thường được xây theo hình vòng cung, được lợp lá hoặc bằng ván gỗ.
Xem thêm: Tất tần tật những điều bạn nên biết về phần mềm quản lý page công cụ hỗ trợ kinh doanh online
4. Homestay dạng ống độc đáo
Những homestay dạng ống với màu sắc rực rỡ đã trở nên khá phổ biến tại những khu du lịch nổi tiếng như Mộc Châu, Sapa, Đà Lạt, Vũng Tàu…Với cách thiết kế đẹp – độc – rẻ thì đây là mô hình homestay được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để kinh doanh phát triển nhất.
Hình dạng của các homestay này tựa như những chiếc thùng phuy. Vật liệu chủ yếu là từ bê tông, ván gỗ, cửa được làm bằng kính khung nhựa. Để bắt mắt và thu hút khách hàng, những “chiếc ống này” thường được sơn thành những màu sắc rực rỡ và đặt những chậu hoa bên ngoài cửa. Bên cạnh là rất nhiều những chiếc ống tách rời khác. Mỗi ống sẽ có đường kính khoảng 2,5m, chiều dài hơn 3m, giường ngủ rộng 1m6 và có đầy đủ tiện nghi. Như điều hòa, tủ lạnh mini, bàn uống trà nhỏ, hệ thống thông khí, hộp đựng quần áo. Nhiều mô hình có đường kính rộng hơn còn trang bị cả nhà vệ sinh và nhà tắm khép kín rất tiện lợi.
5. Mô hình kinh doanh homestay trên cây
Đây là mô hình có thể khá lạ lẫm tại Việt Nam nhưng lại rất phổ biến ở các nước khác. Đặc biệt là các quốc gia châu Âu. Mô hình này đặc biệt được du khách nước ngoài yêu thích. Bởi nó mang lại những trải nghiệm hoang sơ và chinh phục thiên nhiên.
Mặc dù vậy, không dễ để thực hiện homestay kiểu này. Bởi nó được xây dựng trên cây nên đòi hỏi phải thiết kế rất chắc chắn để bảo đảm sự an toàn cho du khách. Ở Việt Nam, không dễ để tìm được một đội ngũ có đủ chuyên môn để thi công được công trình này. Hơn nữa, chi phí đầu tư cũng khá tốn kém hơn các loại hình homestay khác.
6. Mô hình homestay nhà sàn
Nhà sàn là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc nhất. Nó gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Đó là lý do tại sao nhiều người chọn kiểu thiết kế này cho homestay của mình.
Mô hình kinh doanh homestay nhà sàn thường được xây dựng ở những vùng núi của Việt Nam như Hà Giang, Mộc Châu,… trong một khu đất trống thuộc quản lý của chủ nhà. Khuôn viên bên ngoài có nhiều cây cối, giúp du khách cảm nhận sự gần gũi với thiên nhiên. Bên trong nhà sàn sẽ có đầy đủ tiện nghi để phục vụ khách hàng. Cả đoàn có thể ăn ngủ cùng nhau và nấu nướng cùng chủ nhà nếu muốn. Trải nghiệm này sẽ cho du khách hiểu hơn về lối sống, sinh hoạt của người dân vùng cao.
7. Mô hình kinh doanh homestay theo kiến trúc cổ xưa
Mô hình này thường dành cho những du khách muốn trải nghiệm cuộc sống của cha ông ta thời xưa. Gắn liền với các hình ảnh “cây đa, giếng nước, sân đình”.
Vật liệu xây nhà chủ yếu bằng gỗ, được lợp mái lá hoặc mái ngói, nền đất với những cây cột chắc chắn mang lại sự kiên cố cho căn nhà. Mặc dù trông đơn sơ nhưng những căn nhà này được làm hoàn toàn từ những bộ gỗ nguyên khối nên rất đắt giá và tồn tại qua nhiều năm tháng. Vì thế ngày nay, nếu không phải sử dụng những căn nhà ngày xưa để lại để kinh doanh homestay thì ít ai dám đầu tư xây dựng mô hình này bởi chi phí mua gỗ nguyên khối rất tốn kém, thay vào đó là sử dụng các vật liệu khác như tre, nứa để giảm bớt chi phí.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh nhà ở Airbnb là gì? Tại sao nó lại “hot” đến vậy?
Trên đây là 7 mô hình kinh doanh homestay độc đáo nhất hiện nay được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Cảm ơn bạn đã theo dõi!