Domain là gì? Cách xây dựng một domain chuyên nghiệp
Nếu bạn chỉ mới chân ướt, chân ráo tiếp cận với website thì chắc hẳn đã từng hoặc đang hoang mang với yêu cầu cần domain để tạo một trang web. Vậy domain là gì? Nó hoạt động như thế nào? Làm sao để có domain? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Domain là gì?
Domain hay còn được gọi là tên miền, được hiểu là địa chỉ website mà mọi người nhập vào thanh URL của trình duyệt để truy cập vào trang. Về cơ bản thì nó giống như địa chỉ vật lý cho trang web của bạn, giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh đưa người dùng đến được với website.
Ngoài ra, domain còn đóng vai trò tương tự địa chỉ nhà hay mã zip code để định vị. Có khả năng thay thế địa chỉ IP dài và khó nhớ thành một domain name hay tên miền có dạng abc.com. Tính chất của nó là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước. Mỗi domain đều bắt buộc phải có phần tên (gồm các ký tự trong bảng chữ cái, chữ số và dấu (-)) và đuôi (chẳng hạn như: .com, .net, .org, .info). Khoảng trắng hay các ký tự đặc biệt đều không được chấp nhận.
Mục đích chính của domain chính là để cung cấp một tên đại diện cho người dùng trên mạng internet thay cho đa số các tài nguyên được đánh địa chỉ bằng số. Nó có thể dễ dàng được chuyển sang dạng địa chỉ IP của máy chủ thông qua DNS toàn cầu. Ngoài ra, tên miền sẽ giúp bạn đánh dấu bản quyền chủ thể của tên đó và đảm bảo rằng không ai có thể sử dụng tên này trong tương lai.
Cách thức hoạt động của domain
Để biết được cách thức hoạt động của domain thì trước tiên bạn phải hiểu rõ khi nhập domain vào trình duyệt thì sẽ như thế nào? Lúc này, nó sẽ gửi đi yêu cầu truy cập đến một mạng lưới của máy chủ toàn cầu DNS. Sau đó DNS tự động tìm kiếm máy chủ được sử dụng liên kết với domain và chuyển tiếp yêu cầu đến các máy chủ đó.
Chẳng hạn, website của bạn được lưu trữ tại abit.com thì thông tin Name Server của bạn sẽ là:
ns1.abit.vn
ns2.abt.vn
Name Server chính là máy chủ có chứa CSDL được dùng để chuyển đổi IP và domain được quản lý bởi công ty cung cấp domain. Công ty này được phép chuyển tiếp yêu cầu của người dùng đến máy tính nơi website được lưu trữ. Máy tính này sẽ được gọi là Web Server – phần cứng, phần mềm hay cả hai.
Bất cứ khi nào trình duyệt cần đến dữ liệu đã được lưu trữ tại Web Server thì nó sẽ gửi đi yêu cầu thông qua HTTP. Một khi yêu cầu tới đúng Web Server của nó hay HTTP Server gửi tài liệu được yêu cầu trở lại tương tự như thông qua HTTP.
Hướng dẫn chọn domain cho website
Có thể bạn chưa biết, việc chọn domain là một trong những khâu thiết yếu trong quá trình xây dựng website. Thậm chí nó còn quan trọng hơn nếu bạn có một kế hoạch thực hiện quảng cáo offline. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và hệ thống khách hàng. Do đó, quả là thiếu sót nếu không nghiên cứu và chọn ra một tên miền phù hợp.
Chọn domain dễ đọc, dễ phát âm
Phải luôn nhớ rằng, người dùng phải có khả năng nhớ tên miền website của bạn. Thế nên hãy tránh xa các tên quá khó đọc hay dễ gây nhầm lẫn do có nhiều cách đọc. Một domain tốt là khi ai cũng có thể dễ dàng đọc chúng và gõ vào trình duyệt mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Điển hình như: google.com, yahoo.com, cnn.com, facebook.com, … Mặc dù đây không phải là những từ thông dụng nhưng người dùng vẫn có thể dễ dàng đọc và ghi nhớ chúng.
Chọn domain dễ nhớ, dễ phân biệt
Chắc chắn ai cũng muốn người dùng ghé thăm website của bạn nhiều lần. Bởi vậy bạn cần đưa ra một cái tên không chỉ dễ nhớ mà còn phải đặc biệt để không bị trộn lẫn với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó nên tránh việc sử dụng dấu gạch ngang hoặc những con số. Bởi nó sẽ khiến domain của bạn trở nên phức tạp và rườm rà, khó nhớ hơn rất nhiều.
Chọn domain liên quan tới nội dung website
Tốt nhất hãy chọn domain có liên kết với nội dung của website. Điều này sẽ giúp website của bạn trông chuyên nghiệp và khách hàng cũng dễ dàng nắm bắt được chủ đề hơn. Ngược lại, khi đặt tên miền không liên quan rất dễ gây nhầm lẫn cho người truy cập vào. Hơn nữa còn khiến việc ghi nhớ và đồng bộ với chủ đề của trang web khó khăn hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người dùng xử lý thông tin và ghi nhớ tốt hơn với các sản phẩm khi chúng được gắn liền với các nội dung tích cực.
Chọn domain càng ngắn càng tốt
Tên miền càng ngắn thì việc ghi nhớ chúng càng dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn giữa nhiều cái tên thì hãy chọn cái ngắn nhất. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại là hầu hết các domain ngắn với TLDs phổ biến nhất đã bị lấy hết. Do đó việc đăng ký được một tên miền 3-4 từ có ý nghĩa cho website của bạn là điều khá khó khăn.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên về domain là gì, cũng như cách để đặt được domain chuyên nghiệp sẽ giúp bạn chọn được tên miền phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.