Kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm từ A – Z
Bạn có một niềm đam mê, yêu thích với sách. Bạn muốn mở cửa hàng sách nhưng không biết làm thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm của những tiền bối đi trước qua bài viết dưới đây.
Mở cửa hàng sách – làm gì đầu tiên?
Xây dựng một kế hoạch kinh doanh nhà sách hoàn chỉnh chính là kim chỉ nam cho nhiều hoạt động. Vạch ra chiến lược cụ thể, ghi nhớ những việc bạn cần phải làm. Dự đoán được những nguy cơ và thách thức mà bạn sẽ gặp phải. Cần có một trình tự : lên kế hoạch >> giả thiết thời gian hoàn thành >> đánh giá. Những nội dung cần có trong kế hoạch:
- Mở cửa hàng sách ở vị trí nào là hợp lý, thuận lợi cho cả khách hàng và bạn?
- Mở cửa hàng sách cần bao nhiêu vốn?
- Những đối tượng khách hàng tiềm năng? Nhu cầu, sở thích, thị hiếu,… của họ về sách như thế nào?
- Nghiên cứu thị trường nên xem mở một cửa hàng sách kiểu nào: sách mới, sách cũ, hay bao gồm cả.
- Nên trang bị những thiết bị nào cho cửa hàng của bạn?
- Có nên áp dụng mở mô hình cafe sách đang HOT?
- Thiết kế cửa hàng theo phong cách nào để mang được chất riêng mà vẫn thu hút được độc giả?
- Những thuận lợi và khó khăn bạn đang gặp phải?
Kinh nghiệm chọn lựa thể loại sách
Cần xác định xem cửa hàng mình sẽ đầu tư thể loại sách nào là chính. Để xác định được bạn cần biết được khách hàng tiềm năng tại khu vực đó đam mê thể loại sách nào. Nguồn tài chính mà họ đầu tư cho sách là bao nhiêu? Đối tượng thường xuyên mua sách là ai: trẻ em, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… Hãy kinh doanh nhiều thể loại sách khác nhau như: sách khoa học, sách luật pháp, sách dành cho các bà nội trợ, sách dành cho trẻ em,… Nếu vị trị mở gần trường học thì có thể mở cửa hàng sách giáo khoa cho học sinh, sinh viên.
Kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm – lấy sách giá gốc ở đâu?
Nếu cửa hàng bạn định mở ở những nơi có thu nhập khá trở lên thì bạn nên lựa chọn sách mới để kinh doanh. Ngược lại, tại những nơi có thu nhập trung bình, không cao thì có thể kinh doanh sách cũ mà chất lượng vẫn còn tốt. Người đam mê sách sẽ luôn quý trọng nội dung chứ không phải hình thức bên ngoài. Lựa chọn mua sách tại các nhà xuất bản, các đại lý. Chiết khấu dao động từ 30 -50% tùy số lượng bạn nhập và thể loại sách bạn chọn.
Lưu ý cẩn thận nhập nhầm sách lậu, chất lượng tệ, giá đắt hơn. Kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm chính là bạn nên đến nhà xuất bản xin mua hàng tồn, hoặc canh ngày sale để nhập hàng giá ưu đãi nhất. Vừa được sách chất lượng tốt, giá lại rẻ. Tuy nhiên có một nhược điểm đó chính là những sách có nhiều tập thì sẽ dễ bị thiếu. Hãy kết hợp cả 2 cách để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Tại những khu vực nông thôn, nên lựa chọn mua sách tại các cửa hàng sách báo cũ. Sách họ thường bán theo cân, hoặc giá rẻ hơn rất nhiều so với giá bìa. Bạn vẫn có thể chọn lọc theo nhu cầu của mình mà không lo ép buộc. Ngoài ra trên các kênh mạng, nhiều cá nhân cũng thanh lý những cuốn sách họ thường không đọc đến nữa. Có thể là những cuốn sách quý, hiếm,.. Hãy theo dõi nhiều diễn đàn, kênh bán hàng,… Càng săn được sách quý, bạn càng thu hút được nhiều khách hàng.
Quản lý cửa hàng sách như thế nào cho hiệu quả?
Làm thế nào để điều hành cửa hàng tốt? Nên thuê nhân viên như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Làm sao để quản lý doanh thu của cửa hàng hiệu quả? Tiền bối đi trước đưa ra một lời khuyên chính là cần phải trang bị cho mình một phần mềm quản lý bán hàng khi bạn đưa cửa hàng đi vào hoạt động. Phần mềm sẽ là công cụ hỗ trợ bạn tất cả các khâu trong kinh doanh. Từ việc nhập – xuất sách, theo dõi hàng tồn kho, theo dõi doanh thu hàng ngày/tháng/quý/năm. Theo dõi thông tin khách hàng, tích điểm giúp khách hàng,… Việc này sẽ tiện cho việc chạy các chương trình quảng cáo, tiếp thị,… cho cửa hàng của bạn.
Ngoài ra còn hỗ trợ rút gọn thời gian tư vấn hơn. Bởi mỗi cuốn sách bạn sẽ tạo mã vạch riêng biệt thể theo dõi trên hệ thống. Sẽ không còn tình trạng chạy vào kho kiểm tra hàng, bắt khách chờ đợi. Tránh ngay được trường hợp để lỡ mất khách. Ngoài ra còn giúp bạn quản lý được hiệu suất năng lực của từng nhân viên, từ đó đánh giá được khả năng làm việc của người. Sử dụng mã vạch sản phẩm giúp bạn không còn phải nhớ giá án, thông tin nhà cung cấp được lưu trữ chi tiết.
Ngoài ra, chăm sóc khách hàng cũng thật sự cần phải chú trọng. Nên nắm bắt rõ thông tin của khách hàng để xây dựng mối quan hệ. Thường xuyên tích lũy, rút kinh nghiệm từ khách hàng cũ để xây dựng cửa hàng được chuyên nghiệp hơn.
Hi vọng những kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm được chia sẻ trên đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc về kinh doanh sách. Giúp bạn có những định hướng căn bản khi gia nhập thị trường bán sách đầy tiềm năng. Chúc bạn kinh doanh thành công!