Sếp đổ lỗi cho nhân viên là cứu mình hay đang giết chết doanh nghiệp?

25/04/2022 2846

Là một lãnh đạo doanh nghiệp, bạn làm gì khi gặp lỗi? Cấp bậc và quyền hạn giúp bạn dư sức đẩy sai phạm của mình cho cấp dưới. Tuy nhiên, liệu đó có phải là phương án hay? Việc sếp đổ lỗi cho nhân viên là đang tự cứu mình hay tự chĩa lưỡi dao vào doanh nghiệp.

Sếp đổ lỗi cho nhân viên sẽ trở thành một người sếp tồi

Một người sếp tốt luôn nhận một phần trách nhiệm về mình và biết san sẻ thành tích với nhân viên. Dù cho không trực tiếp gây ra lỗi lầm đó, nhưng nên nhớ, bạn là người giám sát và chỉ đạo công việc. Nếu có sai sót nào đó, thì vẫn có phần lỗi từ người điều hành. Không nên đánh đồng rằng sếp là người lãnh hết tội trạng, mà đơn thuần bạn đang nhận trách nhiệm với tư cách là quản lý.

Ngược lại nếu luôn tìm cách đùn đẩy trách nhiệm, kể cả những lỗi hoàn toàn do bạn gây ra cho nhân viên. Họ sẽ bắt đầu nhìn ra bản chất và không còn sự tin tưởng, kính trọng sếp của mình nữa. Việc bị gán mác sếp tồi cũng không hề khó hiểu.

Sếp đổ lỗi cho nhân viên là cứu mình hay đang giết chết doanh nghiệp?
Sếp đổ lỗi cho nhân viên là cứu mình hay đang giết chết doanh nghiệp?

Việc quản lý nhân viên khó khăn hãy thử áp dụng hệ thống phần mềm Abit. Một giải pháp hữu hiệu giúp giảm áp lực công việc đối với sếp và nhân viên vận hành. Hệ thống phần mềm sẽ giúp rút ngắn thời gian làm việc, quản lý, tạo ra sự linh động và nâng cao hiệu quả hơn. Nếu bạn còn chưa biết đến điều này hãy tìm hiểu bài viết về Tư vấn phần mềm quản lý bán hàng để giảm áp lực quản lý. Hoặc có thể trải nghiệm dùng thử tất cả tính năng phần mềm quản lý bán hàng tại đây.

Sếp đổ lỗi cho nhân viên sẽ mất dần uy tín

Để xây dựng uy tín với tập thể là chuyện không hề đơn giản. Điều này có thể mất một thời gian dài để lấy được lòng tin từ tất cả mọi người. Tuy nhiên nó có thể mất đi trong tích tắc chỉ vì một hành động đổ lỗi cho nhân viên của bạn. Điều này đôi khi ảnh hưởng đến cái tôi cá nhân của người khác. Họ có thể không vừa lòng với hành động này của bạn. Nhưng chỉ vì địa vị và quyền lực nên phải nhắm mắt mà chấp nhận cho qua. Việc nhân viên không thể hiện qua lời nói, hành động không có nghĩa là họ vừa lòng. Không ai lại đủ kiên nhẫn hay quá nhu nhược đến độ mãi tin vào một người thiếu trách nhiệm như vậy.

Sếp đổ lỗi cho nhân viên sẽ mất dần uy tín
Sếp đổ lỗi cho nhân viên sẽ mất dần uy tín

Khiến nhân viên hoài nghi về cách lãnh đạo

Đôi khi mục đích làm việc của nhân viên không hoàn toàn là lương thưởng. Họ tìm đến doanh nghiệp với mục đích muốn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Nhưng khi đối mặt với người sếp luôn đổ lỗi cho nhân viên, họ sẽ hoài nghi về cách lãnh đạo của bạn. Liệu đây có phải là người lãnh đạo tốt, liệu đi theo người này có cơ hội phát triển hay khả năng tiến xa không? Đương nhiên, khi làm việc mà không có sự tin tưởng chắc chắn hiệu quả không cao. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp và chính bạn là nguyên nhân dẫn đến điều này.

Khiến nhân viên hoài nghi về cách lãnh đạo
Khiến nhân viên hoài nghi về cách lãnh đạo

Buộc nhân viên phải xin nghỉ việc

Nhân viên không rời đi vì công ty, họ rời đi vì ở đó có người sếp tồi. Ai cũng mong tìm cho mình những cơ hội để phát triển, hoàn thiện bản thân hơn. Nhưng nếu ở mãi trong một môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính công bằng và không rõ ràng thì chắc chắn khả năng có thể đi xa hơn sẽ ngày càng thu hẹp. Khi không nhìn ra tiềm năng đương nhiên họ sẽ rời đi, tìm cho mình môi trường phù hợp hơn. Nơi mà nỗ lực và cố gắng của họ được công nhận.

Vô hình chung, sếp đã tự đánh mất đi nguồn nhân lực chất lượng, dày dặn kinh nghiệm của mình. Sau đó bạn sẽ phải tuyển thêm những người mới và thực hiện lại quy trình đào tạo từ đầu. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo được rằng, người mới sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Nếu bạn vẫn cố chấp giữ lối lãnh đạo đổ lỗi cho nhân viên như thế này.

Buộc nhân viên phải xin nghỉ việc
Buộc nhân viên phải xin nghỉ việc

Tìm hiểu thêm: Nên làm việc dưới trướng của ai sếp nam hay sếp nữ?

Sếp bị cô lập

Những yếu tố mà chúng ta đã tìm hiểu phía trên là dẫn chứng thuyết phục cho việc nếu liên tục đổ lỗi cho nhân viên, bạn sẽ bị cô lập trong một tập thể. Không cần biết quyền hạn và địa vị lớn cỡ nào. Sếp tồi, đánh mất uy tín, nhân viên mất niềm tin, hoài nghi về cách lãnh đạo, những người cộng sự dần rời đi,… Những lý do này đủ để chỉ ra, theo thời gian sẽ chẳng còn ai đủ tin tưởng để sát cánh cùng bạn. Đương nhiên, một doanh nghiệp cũng khó có thể phát triển bền vững nếu không có sự gắn kết trong nội bộ.

Sếp bị cô lập
Sếp bị cô lập

Từ những nội dung được đề cập trong bài viết, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “sếp đổ lỗi cho nhân viên là tự cứu mình hay đang giết chết doanh nghiệp?” rồi phải không. Hy vọng bạn sẽ tìm ra cách quản lý và điều hành doanh nghiệp phù hợp, hiệu quả nhất.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Cách làm giàu trên mạng – Top 7 công việc kiếm tiền online tốt nhất

Cách làm giàu trên mạng – Top 7 công việc kiếm tiền online tốt nhất

04/05/2020 5157

Ngày nay, internet rất phát triển, nhiều người có thể ngồi ở nhà và kiếm được rất nhiều tiền thông qua những công việc trên mạng. Bạn có thắc mắc tại sao họ lại làm được như vậy? Đâu là…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot