Cùng tìm hiểu ưu, nhược điểm của mô hình kinh doanh Shopee
Shopee là ra mắt vào tháng 8 năm 2016 đến nay. Sàn giao dịch TMĐT này mới chỉ hoạt động hơn 3 năm nhưng đã trở thành trang mua sắm hàng đầu tại nhiều quốc gia Châu Á. Bạn có thắc mắc mô hình kinh doanh shopee là gì mà giúp nó thành công đến vậy không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Mô hình kinh doanh của shopee
Mô hình kinh doanh Shopee Việt Nam ban đầu là C2C (Consumer-to-Consumer). Trung gian trong quy trình mua bán giữa cá nhân với cá nhân. Tuy nhiên hiện nay, Shopee đã mở rộng thêm mô hình giao dịch B2C (Business-to-Consumer). Trung gian trong hoạt động mua bán từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Với sự ra mắt Shopee Mall vào năm 2017. Sàn cam kết cung cấp hàng chính hãng từ những thương hiệu doanh nghiệp hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.
Thông tin hữu ích: Bùng nổ doanh số trên đa nền tảng nhờ phần mềm bán hàng đa kênh.
2. Ưu điểm của mô hình kinh doanh Shopee
Với nền tảng mua và bán sản phẩm trực tuyến theo mô hình kinh doanh C2C. Shopee kết nối bất cứ ai có nhu cầu mua hoặc bán sản phẩm với số lượng tùy ý. Nghĩa là, chỉ cần sở hữu 1 tài khoản Shopee cùng thiết bị di động kết nối internet. Bạn có thể trở thành người mua, người bán. Hoặc trải nghiệm đồng thời cả 2 vài trò này trên Shopee. Bạn trở thành người bán khi thực hiện hoạt động marketing quảng bá khi đăng tải hình ảnh. Hay thông tin, giá sản phẩm qua ứng dụng Shopee. Đồng thời sẽ là người mua khi tìm kiếm sản phẩm rồi đưa ra quyết định đặt mua.
Mặt khác, với mô hình C2C, Shopee không những là một sàn giao dịch TMĐT thông thường. Nó còn kết hợp các tính năng của 1 mạng xã hội. Người mua và người bán có thể kết nối với nhau. Được trao đổi trực tiếp qua các tính năng như: chat, trả giá, đánh giá, theo dõi và chia sẻ sản phẩm. Những tính năng giúp người mua thu thập được nhiều thông tin hơn về sản phẩm và người bán trước khi đặt hàng. Liên hệ trực tuyến cũng giúp xóa bỏ khoảng cách về không gian, thời gian giữa người mua và người bán.
Hơn nữa, mô hình C2C đã mang lại cho Shopee sự đa dạng phong phú của sản phẩm. Bởi ai cũng có thể trở thành người mua hoặc/và người bán. Còn mô hình B2C (Shopee Mall) giúp Shopee cung cấp những sản phẩm chính hãng từ những thương hiệu nổi tiếng đến người tiêu dùng. Nâng cao uy tín của dịch vụ.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý bình luận Facebook – tiếp thị và chăm sóc khách hàng chỉ là chuyện nhỏ.
Đọc tiếp: “Đơn về tràn trề” với cách đăng sản phẩm hàng loạt trên Shopee
3. Nhược điểm của mô hình này
Chính vì khởi đầu với mô hình C2C nên Shopee là sàn TMĐT rất khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và độ uy tín của người bán. Hệ quả là Shopee thường phải nhận nhiều khiếu nại và bóc phốt từ người mua hàng. Cá biệt, có trường hợp báo chí còn đưa tin rầm rộ về việc bán ma túy, vũ khí. Hay mua/bán điểm số công khai trên Shopee trong nhiều tháng mà không hề bị các doanh nghiệp này phát hiện. Cũng chính vì điều này, Shopee đã phải đưa ra chính sách “Shopee bảo đảm” để bảo vệ người tiêu dùng. Chính sách này nhằm đảm bảo người mua khi nhận được hàng. Và không có bất kỳ khiếu nại nào về sản phẩm thì người bán mới nhận được khoản thanh toán từ người mua.
Một điểm đặc biệt nữa ở mô hình kinh doanh Shopee là tài khoản người mua của bạn cũng có thể sử dụng làm tài khoản bán hàng trên chính sàn giao dịch này. Do đó, Shopee xem cả người mua và người bán ở vị trí tương đương. Nên trong trường hợp bạn mua hàng mà người người bán giao hàng chậm hoặc không giao hàng thì Shopee chỉ đơn giản là ghi nhận và thông báo hủy đơn hàng. Mà không có bất kỳ một tin nhắn xin lỗi nào đâu nhé. Có thể hình dung, Shopee là cầu nối cho các cá nhân gặp nhau.
Đọc tiếp: Copy sản phẩm từ Shopee sang Sendo thật không ngờ lại đơn giản thế
Tạm kết
Trên đây là đôi nét về mô hình kinh doanh Shopee. Có thể thấy sàn TMĐT này mang đến rất nhiều cơ hộ đối với nhà kinh doanh, nhưng cũng tiềm ẩn vô vàn rủi ro. Chính vì vậy, để quản lý gian hàng hiệu quả, và chuyên nghiệp bạn nên sử dụng thêm phần mềm quản lý đơn hàng Shopee để có thể theo dõi sát sao và kiểm soát chặt chẽ các đơn hàng của mình. Giúp xử lý nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng hủy đơn hoặc bùng đơn hàng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi!