Exit Rate là gì ? Hướng dẫn phân biệt Exit Rate và Bounce Rate
Exit Rate là chỉ số đo lường rất quan trọng đối với website. Vậy Exit Rate là gì? Nó có gì khác so với Bounce Rate ? Hãy theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp nhé !
Exit Rate là gì?
Exit Rate – Tỷ lệ thoát là tỷ lệ của Google Analytics ứng với từng trang trên 1 site. Nó biểu thị phần trăm số người đã thoát khỏi website từ trang đó. Vì thế khi có một người dùng truy cập vào trang web và di chuyển qua lại giữa các trang trên site, tiếp sau đó, thoát trang khi đọc xong một bài viết, thì số lần thoát của người dùng trên trang chứa bài viết đó sẽ thêm 1. Các trang khác ở trên site tỷ lệ thoát vẫn sẽ được giữ nguyên.
Exit Rate và Bounce Rate khác nhau như thế nào ?
Hiện nay vẫn đang có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Mà nguyên do chính xuất phát từ thiếu sót của Google Analytics trong việc định nghĩa rõ ràng 2 chỉ số này theo Tiếng Việt. Theo dõi tiếp bài viết để phân biệt Exit Rate và Bounce Rate nhé.
Về khái niệm
Exit Rate (tỷ lệ thoát) là tỷ lệ người truy cập thoát website thông qua các webpages khác nhau. Nghĩa là họ truy cập vài trang khác nhau ở trên website rồi out ra ở một trang nào đó hay lượng Pageview lúc này đã lớn hơn 1.
Bounce Rate (tỷ lệ bỏ trang) là tỷ lệ lượng truy cập vào web của bạn và rời đi mà không xem bất cứ một trang nào khác, nghĩa là họ vào website rồi thoát ra luôn sau khi đọc nội dung, hay chỉ có 1 Pageview trong một session.
Về bản chất ý nghĩa
Boucne Rate cho chúng ta thấy 2 khả năng xảy ra đối với trải nghiệm người dùng. Bao gồm việc yếu kém về chất lượng nội dung, hình thức hoặc là khả năng điều hướng người dùng không tốt của trang web. Tỷ lệ Bounce Rate càng cao thì càng cho nhà quản trị thấy rõ được điều trên và sẽ càng ảnh hưởng nhiều đến website. Vì thế, đây là chỉ số được đánh giá vô cùng cao trong giới SEOer hay Webmaster.
Trái ngược với Bounce Rate, Exit Rate không được đánh giá cao. Tỷ lệ Exit Rate cao tại một web nào đó trên website sẽ cho thấy web đó đã mất sự thu hút đối với người dùng. Exit Rate cũng phản ánh một cách khá rõ ràng về sự kém chất lượng của website đó và khả năng điều hướng tệ của trang, nhất là so với các trang web trước đó.
♦ Tìm hiểu thêm: Review phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay!
Cách tính tỉ lệ
Bounce rate sẽ được tính bằng lấy số lần bỏ trang rồi chia cho số lần truy cập trang của người dùng, nghĩa là chỉ có một lần xem duy nhất.
Exit rate lại được tính bằng cách lấy số lần thoát trên trang chia cho tổng số lần xem trang. Tức là trong 1 lần truy cập người đó có thể có nhiều lần xem trang.
Cách sử dụng
Giống với tỷ lệ thoát thì tỷ lệ bỏ trang cũng hay được sử dụng để đánh giá chất lượng của trang và khả năng điều hướng. Ngoài ra, hai chỉ số này còn được dùng để đánh giá việc đặt liên kết có phù hợp không. Bounce Rate cao có thể phản ánh việc nội dung trong blacklink về trang hoặc meta title chưa phù hợp với nội dung trong trang.
Trong khi đó, Exit Rate cao thể hiện việc đặt các liên kết nội bộ chưa phù hợp. Có thể các liên kết này có nội dung không phù hợp với nội dung mà trang hướng đến. Hoặc đơn giản hơn là liên kết nội bộ đó đem đến 1 trang web có nội dung không liên quan đến thứ mà người dùng đang quan tâm.
Giải pháp chung giảm tỷ lệ Exit Rate & Bounce Rate
Có hàng đống lý do để khách hàng không hài lòng chất lượng trang của bạn. Dưới đây tôi sẽ đưa ra vài yếu tố giúp bạn giảm thiểu điều này. Cũng như giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn. Lưu ý: đây chỉ là quan điểm cá nhân nên sẽ không thể phù hợp với tất cả các bạn.
- Cải thiện tốc độ tải trang.
- Phát triển nội dung độc đáo, lôi cuốn, hấp dẫn và mới lạ.
- Sử dụng link điều hướng trong website
internal link và external link sẽ giúp khách hàng sử dụng web dễ dàng hơn.
- Thêm khuyến mãi khi truy cập website.
- Cung cấp thêm nhiều lựa chọn về nội dung cho người dùng.
Tạm kết
Bài viết vừa rồi tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin bản về Exit Rate là gì cũng như là sự phân biệt Exit Rate và Bounce Rate. Đây là những tỷ lệ quan trọng giúp bạn có thể đo lường được hiệu quả website của mình. Nhưng bạn nên nhớ, để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt, không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả của việc Seo website. Mà nó còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động tư vấn, chăm sóc và cung ứng sản phẩm nữa.
Để tận dụng tốt kết quả mang lại từ quá trình Seo web, nên xây dựng cho mình một hệ thống quản lý và bán hàng chuyên nghiệp. Đồng thời sử dụng thêm phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất. Công cụ này sẽ giúp ích bạn trong quá trình đánh giá và quản lý công việc. Nó cũng giống như chỉ số Exit Rate giúp đánh giá hoạt động SEO web vậy.
Trải nghiệm dùng thử phần mềm ngay Tại đây
Với những thông tin trên, mong rằng sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích cho quá trình hoạt động của mình. Chúc bạn thành công !