Cách nhập hàng từ Thái Lan về Việt Nam chi phí thấp ít người biết
Hàng Thái Lan chất lượng tốt và đảm bảo đang dần chiếm lại cảm tình của người tiêu dùng thay hàng Trung Quốc giá rẻ và độc hại. Nắm bắt ngay xu thế đó, nhiều nhà kinh doanh đã tìm ra cách nhập hàng từ Thái Lan về Việt Nam an toàn, tiết kiệm tạo nên hiệu quả kinh tế rất cao. Những cách đó là gì, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Các cách nhập hàng từ Thái Lan về Việt Nam
Sang Thái Lan đánh hàng về nước
Để đảm bảo thu được nguồn hàng chất lượng cao. Hiện nay, không ít chủ shop hiện nay chọn cách trực tiếp sang Thái nhập hàng. Ưu điểm là bạn sẽ nhập hàng với giá gốc mà không qua trung gian nên rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, cái bạn phải bỏ ra là thời gian, công sức và các chi phí đi lại, ăn ở.
Hiện nay, vận chuyển hàng từ Thái Lan về Việt Nam thông qua 3 con đường là đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nếu đánh hàng Thái Lan bằng đường bộ với số lượng lớn. Bạn sẽ rất khó tự mình thông quan để đưa hàng về. Muốn tránh phức tạp và rủi ro bị “giam” hàng, bạn lại phải chịu thêm một khoản phí để nhờ đến các dịch vụ vận chuyển. Cước phí tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa, giao động từ 40-120.000/kg.
Thông tin hữu ích: Kinh doanh thời 4.0 không thể thiếu người trợ thủ đắc lực là phần mềm bán hàng online chuyên nghiệp.
Nhập hàng từ Thái Lan về Việt Nam qua bạn bè, người thân
Nếu bạn có mối quan hệ đủ rộng và thân tín thì việc nhờ họ vận chuyển hàng hóa từ Thái Lan về Việt Nam rất lý tưởng. Đó có thể là người thân, bạn bè từ Thái Lan về thăm quê. Hoặc nhờ những ai thường xuyên đi Thái Lan du lịch mua hàng về giúp bạn. Nhà nước hiện nay có chính sách rất ưu ái cho những người từ nước ngoài về. Vì thế, hàng hóa của bạn có thể qua cửa hải quan dễ dàng. Tuy nhiên, nhìn chung thì đây là vẫn là cách vận chuyển tức thời và không chủ động. Số lượng hàng hóa mỗi chuyến mang về cũng chỉ hạn chế. Không thể đáp ứng được cho mô hình kinh doanh lớn.
Bạn có biết: Nên dùng phần mềm bán hàng nào để quản lý hoạt động kinh doanh giúp gia tăng doanh số mỹ mãn?
Xách tay từ các tiếp viên, phi công
Các nhân viên hàng không thường sẽ có những chuyến bay cố định sang Thái Lan và mang về các loại hàng hóa bán lại cho các shop nội địa. Cách nhập hàng này sẽ tiết kiệm được các chi phí như tiền vận chuyển và thuế. Bạn chỉ phải chi trả 1 phần hoa hồng nhất định cho tiếp viên. Những người thường dùng cách này đa số là buôn bán các mặt hàng Thái Lan nhỏ, dễ xếp vào vali để xách tay. Các loại hàng kích thước lớn như hàng gia dụng, thiết bị điện tử không thể vận chuyển.
Xem thêm: Kinh nghiệm mua hàng xách tay chuẩn như “dân buôn”
Nhập hàng qua các công ty vận chuyển
Nhập hàng Thái Lan qua các công ty vận chuyển là một lựa chọn đem lại nhiều tiện lợi. Đặc biệt, khi bạn lấy hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh hoặc đi với tần suất cao thì phương pháp này là tốt nhất. Bạn sẽ giảm đi nỗi lo về các chi phí phát sinh,hải quan… Chỉ cần ngồi ở nhà, chọn hàng, làm việc qua điện thoại hoặc mạng Internet và chờ nhận hàng. Các phần việc còn lại như liên hệ, đặt hàng, mua hàng, thanh toán, kiểm hàng, nhân viên chuyên tuyến sẽ thực hiện trọn vẹn cho đến khi giao hàng tận tay cho bạn.
Thường thì khách hàng sẽ mất 3 loại phí nếu sử dụng cách nhập hàng Thái Lan này. Giá mỗi sản phẩm = Phí mua hàng + Phí chuyển tiền sang Thái Lan để mua hàng (khoảng 3-5% giá trị hàng) + Phí nhập hàng (thông thường khoảng từ 50.000 – 100.000 đồng/kg, tùy số lượng).
Có thể bạn quan tâm: Kiểm soát hàng hoá, nhà cung cấp, tiến trình vận đơn và toàn bộ quy trình bán hàng hiệu quả, chuyên nghiệp với phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay.
Lưu ý cách đi nhập hàng từ Thái Lan về Việt Nam
Nếu có ý định mở cửa hàng kinh doanh lớn hãy đầu tư qua Thái Lan trực tiếp nhập hàng về. Bởi lẽ chi phí chia ra cho từng sản phẩm sẽ tiết kiệm nhất. Nên đi một vài lần rồi tìm mối buôn phù hợp nhất. Nếu lượng hàng của bạn dưới 30kg thì vẫn có thể an tâm khi qua an ninh sân bay. Nếu trên 30kg thì nên tìm một đơn vị vận chuyển làm thay bạn. Các công ty chuyển phát Thái-Việt có rất nhiều ngay tại ở Thái Lan và Việt Nam.
Bạn có thể yêu cầu vận chuyển qua hàng không, hàng bộ, hàng thủy tùy nhu cầu. Trong đó, đường hàng không vận chuyển nhanh nhất (trong 24h) nhưng chi phí đắt nhất. Đường thủy vận chuyển chậm nhất nhưng chi phí rẻ nhất. Hiện nay hơn 90% lượng hàng hóa nhập khẩu từ Thái vào nước ta đều qua đường bộ. Thời gian vận chuyển trong vòng 3-5 ngày.
Người Thái nói tiếng Anh khá trôi chảy và dễ nghe. Nếu không nói được thì có thể dùng tiếng Việt đôi lúc họ có thể hiểu. Khi trả giá chỉ cần bấm số trên máy tính cho chủ hàng biết là được. Hãy sử dụng các loại thẻ credit, debit để thuận tiện đặt hàng tại chợ vì Thái có những khu mua sắm không cần tiền mặt. Mang nhiều tiền mặt dễ bị rơi, mất hoặc nhầm lẫn. Khi đi mua hàng Thái Lan giá sỉ luôn phải nhớ mang theo hộ chiếu theo người.
Xem thêm: “Mua 1 lời 3” với kinh nghiệm nhập hàng Thái của dân buôn
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về cách nhập hàng từ Thái Lan về Việt Nam. Từ đây, bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng xem phương pháp nào phù hợp, tiết kiệm nhất cho cửa hàng của mình để thúc đẩy kinh doanh hiệu quả. Chúc bạn thành công và may mắn.