5 rủi ro khi kinh doanh sữa khiến bạn mất “tiền ngu”
Những năm gần đây, xu hướng kinh doanh sữa bột ngày càng được nhiều nhà kinh doanh đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh những thành công thì cũng có không ít chủ đầu tư kinh doanh thua lỗ. Vậy rủi ro khi kinh doanh sữa bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sai lầm khi lựa chọn mặt bằng cửa hàng kinh doanh
Ông cha ta có câu “buôn có bạn, bán có phường”, nhưng nó chỉ phù hợp với thời trang, mỹ phẩm, thức ăn đồ uống… Còn kinh doanh sữa bột lại có đặc thù riêng. Là dòng sản phẩm sản xuất phục vụ nhu cầu của trẻ nhỏ, nên khách mua hàng thường rất cẩn trọng. Họ sẽ chọn những chỗ có uy tín, được nhiều người giới thiệu. Bạn nghĩ rằng “buôn có bạn, bán có phường” sẽ giúp bạn “cướp” khách nhà bên. Tuy nhiên uy tín của bạn liệu có đủ để làm được điều đó, khi mà họ đã bán lâu năm và có uy tín lớn. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi mở cửa hàng bán sữa gần những cửa hàng đi trước.
“Thiên thời địa lợi nhân hòa”, chọn địa điểm để mở cửa hàng kinh doanh sữa là điều vô cùng quan trọng. Mặt bằng cửa hàng có thể là lý do duy nhất và cũng là lớn nhất khiến việc kinh doanh của bạn thất bại. Mặt bằng không có chỗ để xe sẽ khiến khách hàng khó dừng xe để vào mua hàng. Ngược lại, nếu mặt bằng của bạn có chỗ để xe nhưng lại ngược chiều đi về của đa số khách hàng cũng thật khó. Nhu cầu của khách hàng thường là mua sắm buổi chiều, sau giờ tan làm cho nên khi cửa hàng nằm ngược chiều đi lại. Khách sẽ rất ngại qua đường để mua hàng. Vì thế hãy cố gắng tìm “mặt bằng đẹp” tránh việc dừng chân trong kinh doanh.
Không xác định được nhu cầu sử dụng của khách trong khu vực
Tùy theo khu vực mà bạn lựa chọn mở cửa hàng bán sữa sẽ có những khách hàng khác nhau. Khi bạn thiếu kỹ năng phân tích dễ dẫn đến tình trạng lựa chọn mặt hàng kinh doanh sai cách. Ví dụ khi bạn mở cửa hàng sữa bột tại khu vực thành phố bạn lại chọn những dòng sữa dinh dưỡng thấp. Không lựa chọn những dòng sữa nào làm sản phẩm đi đầu của cửa hàng. Nhiều khách hàng thuộc tầng lớp tri thức có sự hiểu biết và khôn ngoan trong việc lựa chọn sản phẩm sẽ không mua hàng tại cửa hàng của bạn. Điều này vô tình hạ uy tín của cửa hàng bạn xuống.
Tuy nhiên, không phải vì điều này mà chúng ta được phép “lòe” khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng quê. Bởi những người thuộc khu vực thành phố, thường hướng đến những sản phẩm chất lượng dinh dưỡng cao, giá thành cao. Nên tham khảo một số thương hiệu sữa nổi tiếng như: Abbott, Humana, Enfa….
Ngược lại, khi bạn lựa chọn những dòng sữa có giá thành cao làm sản phẩm chủ lực cho cửa hàng tại khu vực nông thôn sẽ không hợp lý. Nó không đúng với đối tượng khách hàng. Hãy chọn những sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng vừa đủ, giá thành phải chăng như: Vinamilk, Nutifood, Eneright…
Tìm nguồn hàng sữa nhập khẩu không chất lượng
Hiện nay trên thị trường có 2 nguồn nhập hàng sữa chính là xách tay nước ngoài hoặc từ các nhà phân phối. Với hàng sữa nhập bạn có thể tìm đầu mối từ người thân sống tại nước ngoài. Hoặc thông qua nhân viên hàng không. Nếu lấy hàng qua các nhà phân phối tại Việt Nam thì sẽ đơn giản, nhưng chi phí sẽ cao hơn. Tuy nhiên bạn vấp phải hàng giả, hàng nhái chất lượng kém không đáp ứng được dinh dưỡng và nhu cầu của người tiêu dùng. Chỉ khi nào bạn tìm được nguồn hàng sữa bột chất lượng đảm bảo, thì uy tín của bạn mới dược lâu dài. Đừng vì ham chiết khấu cao mà mua những sản phẩm chất lượng kém.
Hãy cân nhắc lựa chọn những dòng sữa tốt dựa vào 3 yếu tố: sản phẩm có lượng tiêu thụ tốt nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất và chiết khấu từ nguồn cung cao nhất. Đảm bảo đủ 3 yếu tố này chính là những dòng sữa có chất lượng dinh dưỡng cao, bán chạy trên thị trường, có nhiều khách hàng tin dùng. Dựa vào những chỉ tiêu này, bạn có thể chọn ra 10 – 20 thương hiệu sữa phù hợp.
Nhập hàng số lượng lớn gây rủi ro khi kinh doanh sữa
Nhập hàng với số lượng lớn dễ gây ra những bất lợi không cần thiết. Sữa đều là sản phẩm có hạn sử dụng, nếu không tiêu thụ nhanh chóng có thể dẫn đến hết hạn sử dụng. Số lượng sữa hết hạn không thể tiêu thụ, sẽ gia tăng diện tích hàng tồn kho dẫn đến tình trạng không còn nhiều chỗ để nhập hàng mới. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn vốn mà bạn còn phải đau đầu tìm biện pháp giải quyết hàng tồn.
Có thể tìm hiểu sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho dân kinh doanh. Công cụ sẽ hỗ trợ bạn quản lý, theo dõi từ khi hàng nhập về. Cảnh báo trên hệ thống những sản phẩm sắp hết hạn để bạn có kế hoạch đẩy hàng tồn đi. Cùng với đó là bạn nên nhập lượng hàng vừa phải, chia nhiều đợt để nhập. Giảm thiểu tình trạng tồn kho.
Rủi ro khi kinh doanh sữa – Chiến lược định giá sản phẩm sai
Khi bắt tay vào mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm, hầu hết các nhà đầu tư sẽ nghĩ đến việc giảm giá để cạnh tranh với đối thủ. Bởi thông tin về các thương hiệu sữa có nhiều trên các kênh truyền thông. Khách hàng tìm đến bạn bởi 2 yếu tố giá của sản phẩm và lòng tin.
Tuy nhiên, chính sách hạ giá sản phẩm chỉ mang tính tạm thời. Bạn hạ được thì đối thủ cạnh tranh cũng hạ được. Những dòng sữa thông dụng, bạn tìm được nhà cung cấp rẻ thì đối thủ cũng sẽ tìm được. Bởi thế sử dụng, chiến lược này cũng không phải là phương án hiệu quả. Thay vì tập trung vào giá, hãy tìm đến các yếu tố khác hiệu quả hơn như đầu tư cho truyền thông, quảng cáo, tổ chức được các chương trình tri ân khách hàng,…
Sử dụng các chiến lược marketing sẽ giúp hình ảnh của cửa hàng ngày càng đi vào tâm trí của khách hàng. Nếu bạn không có bất kỳ một chiến lược nào, sẽ khiến hình ảnh cửa hàng mờ nhạt, khách hàng không biết đến tên tuổi, chất lượng dịch vụ ra sao. Điều này khiến bạn dễ dẫn đến thất bại.
Trên đây là 5 rủi ro khi kinh doanh sữa mà chúng tôi đã tổng hợp. Đừng nản chí nếu thấy có nhiều khó khăn. Sữa là sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Sẽ chẳng có em bé nào là không uống sữa, dù giàu hay nghèo. Nếu biết tính toán kỹ khi mở đại lý sữa, rút kinh nghiệm từ những rủi ro trên bạn vẫn nhận được lợi nhuận cao từ kinh doanh sữa.