SMS Marketing là gì? Yếu tố giúp chiến dịch SMS Marketing thành công
8,6 nghìn tỷ là con số thể hiện số lượng tin nhắn (SMS) được gửi đi mỗi năm. Đó chính là lý do tại sao SMS marketing lại trở thành kênh quảng cáo mang lại hiệu quả cao với không ít doanh nghiệp. Vậy thực tế SMS marketing là gì? Nếu thực hiện một chiến dịch thì nhà kinh doanh nên bắt đầu từ đâu?
Tìm hiểu về SMS marketing
SMS marketing là gì?
SMS là từ viết tắt của Short Messange Services – dịch vụ tin nhắn ngắn. Đây là một giao thức viễn thông cho phép người gửi, gửi đi các thông điệp dưới dạng đoạn text ngắn (không quá 160 chữ cái).
Do đó, SMS Marketing là việc tiếp thị những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng thông qua hình thức gửi tin nhắn. Nhằm hướng tới các mục đích về quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm hay chăm sóc khách hàng,… Cuối cùng là giữ chân khách hàng, lan tỏa thương hiệu và tăng doanh số.
Phân loại SMS marketing
Hiện nay, SMS marketing được chia làm hai loại chính. Bao gồm:
• SMS brandname dành cho các công ty: tin nhắn brandname sẽ hiển thị tên công ty, tổ chức gửi tin nhắn cho khách hàng dù họ có lưu số đó hay không. Dĩ nhiên, bạn phải đăng ký doanh nghiệp mới có thể sử dụng hình thức này.
• SMS đầu số thường: Bạn có thể dùng bất kỳ số điện thoại nào đó để thực hiện chiến dịch SMS marketing của mình. So với SMS brandname thì hình thức này ít uy tín hơn nhưng có chi phí rẻ hơn. Phù hợp với các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ.
Tại sao nên sử dụng SMS marketing trong kinh doanh?
SMS đã trở thành công cụ tiếp thị đầy tiềm năng. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh doanh vẫn chưa tận dụng hoặc nhìn ra hết những lợi ích của phương thức này. Nổi bật trong đó phải kể đến như:
• Tỷ lệ mở cao nhất trong tất cả các hình thức truyền thông (trên 95%)
• Trung bình sẽ được đọc trong vòng 3 phút kể từ khi khách hàng nhận được
• Khách hàng có xu hướng sử dụng phiếu giảm giá trên điện thoại di động nhiều hơn 10 lần
• Khách hàng dễ tiếp nhận nội dung hơn
• Hơn 90% người lớn sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động. Cho phép doanh nghiệp tiếp cận bất kỳ nhóm khách hàng nào thông qua độ tuổi
• Nền tảng linh hoạt, có thể dễ dàng tích hợp với các chiến dịch marketing online khác
• Đáng tin cậy, không phải lo lắng về các bộ lọc spam hay tin rác
• Buộc doanh nghiệp phải tạo ra các thông điệp ngắn, đi đúng trọng tâm muốn gửi tới khách hàng
• Người dùng dần bỏ thói quen sử dụng email và chuyển sang SMS. Đồng nghĩa với thế hệ tiếp theo sẽ có xu hướng cao chọn hình thức này
Một chiến dịch SMS marketing thành công cần những gì?
Chọn chính xác đối tượng
Nếu chọn đúng đối tượng phù hợp với thông điệp quảng cáo hay đơn giản là có nhu cầu với sản phẩm đang cung cấp là bạn đã thành công 50% rồi. Hãy chuẩn bị một danh sách data khách hàng càng phù hợp với sản phẩm càng tốt. Điều này không chỉ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn hạn chế tình trạng spam hiệu quả.
Các nhân hóa nội dung tin nhắn
Khi doanh nghiệp nào cũng nhận ra tiềm năng từ SMS marketing, họ đã đổ xô sử dụng hình thức này. Dẫn đến việc khách hàng phải tiếp nhận quá nhiều tin nhắn quảng cáo và không còn hứng thú với chúng nữa. Vì vậy hãy cố gắng tạo ra các thông điệp mang dấu ấn cá nhân, sáng tạo nội dung nhằm tạo ra các tương tác vui vẻ hơn với họ.
Tạo thông điệp ngắn gọn, đơn giản, chứa giá trị thật
Khi lượng chữ bị giới hạn và không ai muốn đọc một văn bản quá dài. Thế nên hãy chú trọng đến những thông điệp ngắn gọn, xúc tích và chứa giá trị thật. Chẳng hạn, bạn có thể viết hoa các từ khóa như: SALE, EVENT, DISCOUNT, VOUCHER,… Tránh sử dụng các từ viết tắt mà ít người biết tới. Đặc biệt, đừng quên cung cấp cho họ những thông tin thực sự có ích.
Chọn thời gian và tần suất gửi
Tùy vào ngành nghề kinh doanh, mục đích của chiến dịch SMS marketing mà bạn chọn thời điểm gửi tin nhắn sao cho phù hợp. Tuyệt đối không chọn những khung giờ nghỉ ngơi của khách hàng như buổi trưa, buổi tối sau 21h. Thêm vào đó, việc spam khách hàng là hoàn toàn cấm kỵ. Bởi thay vì tiếp thị, bạn sẽ trở thành kẻ quấy rối phiền phức. Thế nhưng đừng để họ lãng quên đi sự có mặt của mình. Quy tắc chung với các chiến dịch SMS marketing là từ 4-6 SMS mỗi tháng, hoặc 1-2 SMS mỗi tuần.
Đừng quên các hình thức marketing khác
Khi khéo léo kết hợp các hình thức marketing với nhau, bạn sẽ có một chiến dịch hiệu quả. Chẳng hạn liên kết với các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,… hoặc trên website, blog, diễn đàn. Như vậy, nhóm đối tượng biết đến sản phẩm, chương trình hay các ưu đãi của bạn sẽ tăng đáng kể.
Định vị thương hiệu
Khách hàng có thể nhận đến hàng chục tin nhắn nên việc họ không nhớ ra bạn là ai hoàn toàn không có gì khó hiểu. Do đó, bạn cần thường xuyên nhắc đến tên doanh nghiệp, thương hiệu của mình và kết hợp với SMS brandname. Điều này không chỉ giúp xây dựng thương hiệu mà còn tạo được dấu ấn để tăng cơ hội khách hàng nhớ đến doanh nghiệp.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về SMS marketing là gì và những yếu tố tạo nên một chiến dịch SMS marketing thành công. Có thể thấy, đây là một kênh tiếp thị vô cùng hiệu quả nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng và khai thác. Hy vọng những thông tin trong bài viết thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.