Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh “Biết địch biết ta – trăm trận trăm thắng”

12/04/2022 987

Muốn có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì việc hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sự khác biệt,… của đối thủ là yếu tố vô cùng quan trọng. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan, đưa ra được những chiến lược đón đầu đúng đắn. Vậy nghiên cứu đối thủ như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau đây.

Vì sao cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh?

Mọi doanh nghiệp trên thị trường đều không thể thoát khỏi sự cạnh tranh. Ngay cả khi bạn là người cung cấp duy nhất thì vẫn phải đối mặt với những sản phẩm thay thế. Bên cạnh đó, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, người dùng dễ dàng tìm kiếm được vô số nơi cung cấp dịch vụ từ chất lượng thấp cho đến hạng sang trên toàn thế giới. Bạn không chỉ còn cần dè chừng với hàng xóm trực tiếp của mình nữa, mà còn phải cạnh tranh với hàng ngàn doanh nghiệp đến từ khắp nơi.

Do đó, việc nghiên cứu đối thủ sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin quý giá về điểm mạnh, điểm yếu, xác định cơ hội để vượt mặt họ. Hỗ trợ xây dựng những chiến lược cạnh tranh phù hợp, phát huy được sức mạnh, tiềm lực của mình. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp phát hiện ra ngách thị trường chưa có quá nhiều đối thủ hoặc có nhưng đáp ứng chưa tốt.

Nhiều doanh nghiệp đã thực sự sai lầm khi chỉ mới nghiên cứu qua loa, sơ sài đã lao vào cạnh tranh như một con ngựa non háu đá. Việc này không chỉ khiến cơ hội thắng của họ mong manh hơn mà còn dễ gây ra những tổn thất nặng nề, thậm chí là khó vực dậy. Vậy nên hãy bình tĩnh, đánh giá và phân tích đối thủ cận thận. Như vậy mới tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Vì sao cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh?
Vì sao cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh?

Phương pháp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Phân tích Website đối thủ

Kinh doanh trực tuyến đang ngày càng trở nên hiệu quả và phổ biến. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp đều sở hữu cho mình ít nhất một website bán hàng. Đặc biệt, phần lớn hoạt động của họ đều được thể hiện thông qua kênh này. Do đó, bạn nên tận dụng nguồn tài nguyên này để khai thác thông tin, phân tích tính chuyên nghiệp từ hình thức đến nội dung của website đối thủ.

Bạn có thể thực hiện theo cách gõ tên sản phẩm, dịch vụ cần nghiên cứu. Xem xét từ 5 đến 10 trang kết quả mà Google trả về. Trong đó sẽ có các website mà đối thủ xây dựng gồm web chính và cả web vệ tinh.

Phương pháp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Phương pháp nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đánh giá thương hiệu

Để đánh giá được độ phổ biến thương hiệu của đối thủ, bạn cần phải phân tích nhiều yếu tố nhỏ như:

• Độ phủ của thương hiệu trên thị trường

• Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của thương hiệu

• Hiện trạng logo của thương hiệu, slogan có dễ thuộc, dễ nhớ, ấn tượng hay không

• Cảm nhận của khách hàng, các đối tác đối với thương hiệu

Đánh giá thương hiệu
Đánh giá thương hiệu

Phân tích khả năng SEO web, chỉ số trong website

Bạn cần đánh giá xem website của đối thủ đang nằm ở vị trí bao nhiêu trên các công cụ tìm kiếm, có thuộc top hay không? Tiếp đó là số người truy cập ra sao, ít hay đông đảo? Lượng người quay trở lại cũng như khách mới đến website của họ. Đặc biệt, không thể bỏ qua các chỉ số SEO onpage, các sản phẩm, bài viết hỗ trợ như thế nào.

Phân tích khả năng SEO web, chỉ số trong website
Phân tích khả năng SEO web, chỉ số trong website

Thu thập thông tin với khách hàng

Có thể bạn chưa biết, khách hàng là nguồn cung cấp thông tin cực kỳ hiệu quả, đáng tin cậy và giá trị. Ngày nay, khách hàng sẵn sàng nói ra những cảm nhận của họ về sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nó có thể là khen, chê, phàn nàn, thậm chí là “bóc phốt”, ném đá,… nếu cảm thấy không thỏa đáng. Qua đây, bạn sẽ tìm hiểu được rất nhiều thông tin quan trọng của đối thủ như giá cả, dịch vụ, điều kiện, điều khoản hợp đồng, chính sách, sản phẩm sắp được tung ra thị trường,…

Thu thập thông tin với khách hàng
Thu thập thông tin với khách hàng

Khai thác từ nhà cung cấp, phân phối, chuyên gia trong ngành

Bạn nên vẽ ra chuỗi cung ứng cho mỗi ngành, để dựa vào đó tìm hiểu những thông tin thực sự có giá trị về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Trong đó, các nhà cung cấp, phân phối, nhập khẩu là những người am hiểu tình hình hiện tại của thị trường nhất. Bởi họ thường xuyên tương tác với doanh nghiệp sản xuất cũng như người bán. Bạn sẽ khai thác được nhiều thông tin quan trọng từ đây.

Ngoài ra, việc trò chuyện với một số chuyên gia độc lập trong ngành cũng vô cùng hiệu quả. Nếu bạn có thể xây dựng được mối quan hệ tốt thì họ sẵn sàng chia sẻ các thông tin, nhận định, quan điểm của họ về thị trường.

Khai thác từ nhà cung cấp, phân phối, chuyên gia trong ngành
Khai thác từ nhà cung cấp, phân phối, chuyên gia trong ngành

Như vậy có thể thấy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh là nhiệm vụ tất yếu. Nó quyết định trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Mô hình kinh doanh B2B là gì? Tổng quan mô hình B2B tại Việt Nam

Mô hình kinh doanh B2B là gì? Tổng quan mô hình B2B tại Việt Nam

04/06/2020 4240

Trong kỷ nguyên của thương mại trực tuyến, chúng ta có thể tiếp cận với nhiều thuật ngữ khác nhau. Trong đó B2B là thuật ngữ mà chúng ta gặp nhiều nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử. Vậy…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot