Làm gì khi cấp dưới không phục sếp mới trong những ngày đầu nhận chức
Cố gắng phấn đấu bao năm để được lên làm sếp đã khó. Khi lên được rồi việc đối xử với cấp dưới lại là thử thách không hề đơn giản. Trên cương vị là người mới nhận chức, không ít trường hợp cấp dưới không phục sếp mới. Vậy phải làm cách nào để giải quyết vấn đề trên một cách thuận tình vừa ý.
Biết cách lắng nghe ý kiến của nhân viên
Không ai có thể khẳng định mỗi phương án, mỗi ý kiến đều chính xác và hoàn hảo 100%. Một nhà lãnh đạo sáng suốt là người biết lắng nghe, tiếp nhận và đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân. Từ đó có thể sàng lọc những giải pháp phù hợp nhất, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên. Không những thế, bạn sẽ đưa ra được chính sách và cách quản lý bộ máy một cách chính xác. Điều này giúp cho cấp dưới của bạn cảm giác được quan tâm và có thêm động lực để cống hiến.
Nếu không biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cấp dưới. Luôn bảo thủ vào quyết định của bản thân và không có tính tập thể. Vậy chắc chắn một điều, đừng mong chờ vào việc người khác tôn trọng bạn. Hãy nhớ rằng: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.
Chấp nhận tính cách riêng của từng cá nhân
Mỗi người có một tính cách, lối suy nghĩ và cách làm việc riêng. Chính vì vậy, trên cương vị là một người sếp mới, bạn không thể áp đặt tư duy của bản thân lên từng người theo cách gượng ép. Điều này chỉ khiến nhân viên thêm áp lực và khó khăn trong khi làm việc.
Là người đứng đầu một tổ chức, bạn nên thích nghi với sự khác biệt. Thay vì bắt mọi người đi theo một con đường đã vạch sẵn, hãy cho họ tự vạch ra hướng đi riêng. Miễn là đạt được hiệu quả làm việc cao nhất. Từ đó bạn sẽ biết cách thay đổi hành vi sao cho phù hợp.
♦ Chia sẻ thêm: Sắp xếp, quản lý nhân viên chuyên nghiệp hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng
Dẹp cái tôi cá nhân trong công việc
Nguyên nhân khiến dễ xảy ra tình trạng nhân viên không phục sếp mới và xích mích trong tập thể đó chính là cái tôi cá nhân của mỗi người quá lớn. Không ai muốn hạ mình hay chấp nhận ý kiến của người khác. Một khi bộ máy đã không có sự thống nhất, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ giảm sút.
Lúc này, chính người lãnh đạo sẽ phải nhạy bén nhìn nhận được vấn đề. Tự điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trước. Không nên quá cố chấp và bảo thủ, hãy dẹp bỏ cái tôi cá nhân của mình sang một bên. Mỗi người nhường một bước, mọi thứ sẽ dễ dàng và êm đẹp hơn. Chẳng sếp nào lại muốn cấp dưới suốt ngày hằn học. Và cũng chẳng ai muốn cứ phải đi kiếm chuyện với người khác.
Đừng ngại dành lời khen ngợi cho nhân viên
Biết đánh giá và ghi nhận thành quả của cấp dưới cũng là một yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo. Một lời khen chân thành, một cái bắt tay, vỗ vai động viên. Hay thậm chí là một phần thưởng xứng đáng nghe có vẻ đơn giản. Nhưng lại có tác dụng không hề nhỏ trong việc động viên, khích lệ nhân viên của mình.
Lựa chọn từ ngữ, thời điểm và cảm xúc thích hợp sẽ giúp bạn gửi đi những lời có cánh một cách tế nhị và trân trọng. Chẳng nhân viên nào lại không vui khi bản thân làm tốt và được khen ngợi. Họ sẽ có động lực, tinh thần và mục tiêu cao hơn trong công việc. Đừng quá cứng nhắc hay cảm thấy ngại ngùng khi tán thưởng người khác. Hiển nhiên là bạn không muốn trở thành một người sếp khô khan phải không nào.
Hãy tổ chức thêm nhiều hoạt động tập thể
Đây là cách giúp mọi người thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn. Hãy dành ra một vài ngày định kỳ để tổ chức các hoạt động tập thể, teambuilding, picnic, du lịch. Đừng ngại cởi bỏ áo vest, giày tây để khoác lên mình trang phục năng động, thoải mái, hòa nhập cùng mọi người. Nên nhớ, ngoài không gian văn phòng, ngoài công việc thì tất cả đều như nhau, bình đẳng như những người bạn.
Khi nhân viên cảm thấy không còn khoảng cách với sếp, chính là lúc họ muốn chia sẻ nhiều hơn. Đây là cơ hội tốt nếu bạn muốn thấu hiểu. Biết họ đang gặp vấn đề ở đâu, thậm chí là biết họ đánh giá mình là người sếp như thế nào. Sau mỗi chuyến đi như vậy, chắc chắn nhà lãnh đạo sẽ thay đổi được cách nhìn nhận của bản thân. Tìm ra được phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề “ngầm” trong nội bộ công ty.
Làm sếp không hề dễ và an nhàn như mọi người vẫn nghĩ. Nhất là với những ai mới bắt đầu ở vị trí này. Nhưng vì hiệu quả công việc, vì một tập thể vững mạnh, đòi hỏi bạn phải nhạy cảm hơn, thấu hiểu hơn, hy sinh nhiều hơn để phá vỡ rào cản cấp dưới không phục sếp mới.
Tìm hiểu thêm: