Cách tiếp cận khách hàng qua điện thoại chuyên nghiệp nhất
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ việc tìm kiếm khách hàng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Trong đó, cách tiếp cận khách hàng qua điện thoại là một trong những phương pháp phổ biến được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng.
Tuy nhiên, một cuộc trao đổi qua điện thoại có thực sự mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Dưới đây là những giải pháp giúp bạn thành công trong việc tiếp cận khách hàng. Tránh được những cuộc gọi bị từ chối hay làm mất đối tượng tiềm năng một cách đáng tiếc.
Trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp
Chúng ta đều biết các cuộc điện thoại tiếp thị qua điện thoại đều không cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhưng như vậy không có nghĩa là không cần đến một phong cách trò chuyện chuyên nghiệp. Hãy chú trọng tới việc trang bị đầy đủ kiến thức, tâm thế tự tin, kỹ năng giao tiếp vững vàng. Xem như mình đang đứng đối diện họ. Ngoài ra, giọng nói, thái độ, cách truyền đạt sẽ mang lại những ấn tượng đầu tiên. Tương tự như khi khách hàng nhìn vào tác phong, trang phục của bạn khi gặp trực tiếp.
Bạn nên tạo thói quen lập kế hoạch cho các cuộc trò chuyện qua điện thoại. Chẳng hạn: nên nói những gì liên quan tới sản phẩm? Chào hỏi khách hàng như thế nào? Có nên đặt câu hỏi cho họ hay không?… Đặc biệt, bạn cần giữ được không gian yên tĩnh trong khi nói chuyện. Bởi bất cứ ai cũng sẽ khó chịu khi nghe được tiếng còi xe, giọng nói của các nhân viên khác, hay bất cứ tiếng ồn mạnh nào,… Những khuyết điểm này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc điện thoại. Khiến khách hàng bị chi phối, không tập trung vào những gì bạn truyền tải.
Nắm chắc thông tin khách hàng trước khi gọi
Điều cơ bản khi muốn ai đó mua sản phẩm thì đầu tiên bạn cần biết họ là ai? Họ có nhu cầu gì? Nếu như nhấc điện thoại lên mà không có bất cứ thông tin nào đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thời gian của mình cũng như người nghe. Chúng ta cần hiểu rằng mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu, hoàn cảnh, sở thích mua sắm, thu nhập khác nhau. Khi nắm chắc được những yếu tố này bạn sẽ có thêm cơ hội trao đổi, các chủ đề để liên hệ tới sản phẩm, đưa ra được phương án chào hàng tốt nhất. Hỗ trợ cho việc tăng tỷ lệ thành công của cuộc gọi.
Vì vậy, trước khi chào hàng, hãy tận dụng nguồn thông tin trên internet, từ các nhân viên kinh doanh,… để biết được những thông tin cơ bản nhất về khách hàng. Ví dụ như: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, nhu cầu hay thậm chí là cả thói quen, sở thích của họ là gì,…
♦ Tiếp cận hàng triệu khách hàng với: Cách phản hồi bình luận của khách hàng bằng tin nhắn trên hệ thống phần mềm Abit
Kích thích sự tò mò của khách hàng
Việc cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm trong cuộc điện thoại là một trong những sai lầm mà nhiều người gặp phải. Thời gian để bạn tiếp cận họ vô cùng ít ỏi. Do đó nếu chỉ cung cấp thông tin theo cách tràn lan sẽ không mang lại được hiệu quả. Không ai đủ thời gian hay kiên nhẫn để nghe bạn nói về những thứ họ không quan tâm. Khiến cuộc gọi đi vào ngõ cụt. Vô hình chung để lại ấn tượng xấu với khách hàng.
Cách tiếp cận khách hàng mới qua điện thoại là hãy để lại những câu hỏi gợi ý kích thích tính tò mò của người nghe. Khiến họ ngay lập tức tương tác lại với bạn và muốn biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm hơn nữa. Chẳng hạn như: “anh chị đã biết tới chương trình khuyến mãi lớn nhất năm của bên em chưa ạ?”. Cố gắng minh họa một cách đơn giản, dễ hiểu nhất có thể. Sử dụng cùng câu từ gây kích thích sự tò mò về sản phẩm.
Đi thẳng vào vấn đề trọng tâm
Xu hướng chung của những người chào hàng qua điện thoại đó chính là cố gắng cung cấp thật nhiều thông tin. Với hy vọng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thời lượng cho một cuộc điện thoại không thoải mái như khi gặp mặt trực tiếp. Đôi khi cơ hội để bạn lấy được sự chú ý của người nghe chỉ được tính bằng giây. Nếu không muốn nghe được câu “anh/chị không có nhu cầu đâu em”. Thậm chí là cắt máy giữa chừng thì bạn nên đi thẳng vào trọng tâm vấn đề. Đừng cố dài dòng, giải thích hay nói thật nhanh để truyền đạt hết thông tin.
Ngay từ đầu, hãy cho khách hàng biết bạn là ai và đang muốn mang đến những giá trị và lợi ích gì cho họ. Khách hàng thực sự không mong đợi cuộc gọi này. Vì vậy, họ sẽ cúp máy ngay nếu bạn không thể tạo được điểm nhấn trong 10 giây đầu. Đừng quá dài dòng hay hoa mỹ trong phần giới thiệu về bản thân và doanh nghiệp.
Ví dụ như thay vì: “Chào anh/chị. Chúc anh chị một buổi sáng tốt lành. Cho hỏi đây có phải là cửa hàng A không ạ? Em là B nhân viên của công ty TNHH giải pháp công nghệ Nitco….” Bạn chỉ cần nói: “Chào anh chị. Em đến từ công ty TNHH giải pháp công nghệ Nitco, chuyên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng Abit. Không biết của hàng A của anh chị đã dùng giải pháp quản lý thông minh nào chưa?”
♦ Tìm hiểu thêm: Kịch bản bán hàng online Facebook – giải pháp doanh thu “ngàn đơn”
Rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi
Mỗi cuộc gọi chính là một bài học, một tình huống thực tế. Bởi vậy nếu muốn cải thiện kỹ năng, làm việc chuyên nghiệp hơn bạn nên rút ra cho mình những kinh nghiệm cho bản thân. Trong lúc tiếp cận khách hàng, đừng quên ghi lại thông tin quan trọng. Giữ lại những nội dung cần thiết. Sau đó tổng kết lại xem mình đã làm tốt điều gì? Còn yếu kém ở điểm nào? Có gặp phải tình huống khó khăn nào hay không? Để tìm ra các biện pháp xử lý và khắc phục hiệu quả.
Khách hàng hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị của bạn. Nhưng nó không có nghĩa là không mua hàng. Bạn cần phải hiểu đó là nhu cầu mua chưa phải lúc này. Hoặc mình đang tiếp cận người không đủ thẩm quyền quyết định. Hãy lưu ý nó lại để tìm phương pháp phù hợp hơn.
♦ Lột xác nhanh chóng với: Ghi âm cuộc gọi – Giải pháp “sống còn” kiểm soát chất lượng Telesale
Cách tiếp cận khách hàng qua điện thoại là một nhiệm vụ khá khó khăn. Việc biến những người từ không quen biết cho đến trở thành khách hàng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và yếu tố. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn nâng cao tỷ lệ thành công các cuộc gọi tới khách hàng của bạn.
Tìm hiểu thêm: