Đo lường và phân tích Facebook Ads như thế nào cho “Chuẩn” (phần 2)
Tôi đã định không viết về vấn đề phân tích Facebook Ads bởi sự khô khan cùng kiến thức toán học người đọc cần phải có để có thể phân tích được. Tuy nhiên, gần đây khi dạy học tôi chuyển những phân tích này trở nên dễ hiểu hơn và học viên tiếp thu nhanh cũng như có vẻ hứng thú với điều đó. Vì vậy tôi đã thay đổi quyết định trên.
Tại sao phải đo lường và phân tích Facebook Ads?
Xem thêm tại đây: Đo lường và phân tích Facebook Ads như thế nào cho “Chuẩn” (phần 1)
Cách đo lường và phân tích Facebook Ads (tiếp)
Khi bug ở nền tảng Facebook
Nếu lỗi nằm ở nền tảng Facebook thì chúng ta xác định nó như thế nào? Và cách xử lý ra sao?
Xác định lỗi
Facebook liên tục cập nhật và mỗi lần như vậy đều gây ra hiện tượng bất thường nào đó. Bạn chỉ cần chú ý theo dõi nó. Đơn giản như một ngày đẹp trời bạn mở Facebook lên thấy giao diện không còn giống như lúc trước. Có thể giao diện trên trang cá nhân, giao diện fanpage, thậm chí là giao diện trình quản lý quảng cáo. Nếu quảng cáo của bạn vẫn chạy ngon thì không có vấn đề gì, cứ thế thẳng tiến. Nhưng nếu phát hiện ra hiệu quả của quảng cáo sụt giảm. Chẳng hạn hôm trước cũng chạy 200k/ ngày mà được 10 bình luận. Trong khi đó, hôm nay còn có 5 thôi, 3 thôi, 2 thôi thì rõ ràng là có vấn đề.
Lưu ý: không phải ai cũng gặp phải lỗi này. Facebook kêu ai nấy dạ thôi. Có khi người này bị lúc này, người kia bình thường nhưng sẽ bị dính vào thời điểm cập nhật khác. Như vậy nếu thấy sự bất thường trong hiệu quả quảng cáo đồng thời nhận thấy Facebook có sự thay đổi thì rất tiếc, bạn đã dính vào trường hợp lỗi nền tảng Facebook.
Cách xử lý
Tùy vào bệnh mà có cách xử lý riêng. Tuy nhiên nếu dính phải lỗi nền tảng thì rất khó để xử lý. Bởi bạn không nắm được hệ thống bên dưới của Facebook. Trong khi đó Facebook cũng không thừa nhận lỗi. Việc này chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của nhà quảng cáo chứ ít ảnh hưởng lên Facebook. Khi bị lỗi, doanh thu bị ảnh hưởng bạn có thể ngưng chạy Ads đó. Tuy nhiên đối thủ không dính lỗi nên vẫn bình thường họ sẽ chạy nhiều tiền hơn vì thấy hiệu quả. Thế là doanh thu của Facebook vẫn không đổi.
Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook được chủ shop tin dùng vì thống kê báo cáo tài khoảng quảng cáo tự động. Với chi phí chỉ từ 3.300Đ/ngày bao gồm trọn bộ hàng loạt tính năng: chia inbox cho nhân viên trực, auto comment – inbox, lọc – ẩn bình luận tránh cướp khách, ghi đơn livestream, đồng bộ đơn hàng tự động,..
Thường có những phương án sau để bạn xử lý:
Thử tạo lại một chiến dịch mới trên tài khoản đang chạy. Cách này mang lại hiệu quả khi gặp trường hợp lỗi ở phân phối. Có thể là do cách ghi nhận sở thích, hành vi của người dùng bị Facebook thay đổi. Hoặc thuật toán phân phối thay đổi.
Thử chạy quảng cáo trên tài khoản khác. Có thể lỗi chỉ xảy ra trên tài khoản này mà không có vấn đề gì trên tài khoản khác. Việc dùng tài khoản khác có thể giúp bạn xử lý lỗi. Nếu từng tạo lại nhiều chiến dịch mới trên tài khoản hiện tại mà vẫn không hiệu quả thì có thể thử cách này.
Thử chạy trên Fanpage khác. Có thể lỗi xảy ra ở Fanpage này mà không mắc phải ở Fanpage khác. Như các lỗi không thông báo, không hiển thị comment sẽ hay gặp ở một số Fanpage mà thôi. Bạn có thể tạo quảng cáo ngay trên trình quản lý quảng cáo mà không post bài trực tiếp trên Fanpage. Sau đó kiểm tra xem Fanpage có bị lỗi gì không.
Yếu tố nội dung
Hiệu quả của quảng cáo được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố. Bao gồm cả sản phẩm, thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường. Tuy nhiên những yếu tố trên nằm ngoài phạm vi cuốn sách. Do đó chúng ta sẽ giả định rằng sản phẩm, thương hiệu đang kinh doanh được thị trường chấp nhận. Đối thủ cạnh tranh không quá mạnh để bạn còn sống sót được trên thị trường. Nếu sản phẩm không thỏa mãn yêu cầu trên thì những phân tích sau đây không thể áp dụng. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách mang sản phẩm đi hỏi khách hàng, đăng lên Facebook, lướt NewsFeed để xem đối thủ cạnh tranh có nhiều hay không và họ đang thực hiện với cách thức nào.
Xem thêm: Content Facebook Ads – Đừng “chết” uổng vì chưa biết làm nội dung
Rồi xong, chúng ta giả sử sản phẩm, thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường có thể ổn cho sản phẩm. Vậy thì nội dung tốt sẽ có biểu hiện điều gì? Đó chính là bình luận ( không tính các bình luận seeding, kêu rủ bạn bè) và tin nhắn. Khi chạy quảng cáo, mà có bình luận, hoặc có tin nhắn thì chứng tỏ nội dung của bạn thu hút được khách hàng. Nội dung hay nhiều hoặc hay ít tùy thuộc vào lượng bình luận/tin nhắn vào bài viết nhiều hay ít.
Tuy nhiên có bình luận chứng tỏ nội dung của bạn được khách hàng chấp nhận. Hành động bình luận/tin nhắn sẽ hao tổn thời gian và công sức. Nên nếu nội dung không hấp dẫn, người ta không quan tâm thì họ sẽ không bình luận( bỏ qua trường hợp bạn chạy quảng cáo tin nhắn mà khách bấm nhầm nhé).
Như vậy nếu bạn thấy bình luận chứng tỏ nội dung của bạn đã đạt được mức từ chấp nhận được trở lên. Đối với độ tuổi từ 35 tuổi trở lên thì hành vi bình luận ngày càng ít. Họ có xu hướng chuyển sang nhắn tin trực tiếp vào fanpage. Do đó bạn phải đếm cả tin nhắn lẫn bình luận nữa thì mới đúng.
Nội dung càng chất lượng khi hệ số Mức Độ Hay (ký hiệu là MDH) càng lớn, và lớn hơn 10%.
Trong đó MDH = (số bình luận+ số tin nhắn)/ số like x 100%.
Ví dụ như khi chạy được 100 like, trong số đó có 10 bình luận thì vậy là tốt rồi. Còn nếu có 20 bình luận ( từ 20 người khác nhau, mỗi người được tính là một lần bình luận, không tính hỏi đáp qua lại nhiều lần) thì nội dung càng hiệu quả.
Ngoài ra, việc có nhiều bình luận cũng chứng tỏ target có thể đã đi đúng hướng. Nếu bạn thấy với tỉ lệ bình luận như vậy đã đủ mang đơn hàng và có lãi rồi thì không cần làm gì nữa.
➤ Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng trên iPhone dành cho chủ shop online
Tóm lại nếu thấy có bình luận thì có thể xem rằng nội dung tạm được khách hàng chấp nhận. Bạn nên vui mừng vì nó tốt hơn hàng vạn lần so với trường hợp không có bình luận nào và cũng không có tin nhắn luôn.
Một nội dung càng hấp dẫn thì càng làm cho số bình luận nhiều hơn. Từ đó chi phí trên mỗi bình luận sẽ rẻ đi. Bởi vì chi phí trên mỗi bình luận được tính dựa vào công thức: số tiền chi tiêu/ số bình luận.
Mà số tiền chi tiêu thì đã có trước, nên chỉ cần số bình luận tăng lên là chi phí trên mỗi bình luận sẽ rẻ đi. Nhiều bạn vẫn hiểu sai là cứ bình luận vào là Facebook nó tính tiền. Thật ra nó đã tính tiền từ khi phân phối rồi nên càng nhiều tương tác, comment vào bài viết thì bạn không tốn tiền gì thêm, mà sẽ làm chỉ số tốt hơn thôi.
Bạn nên nhớ Facebook ưu tiên cho nội dung thu hút, có giá trị. Với một nội dung hay thì Facebook sẽ ưu tiên cho nội dung đó phân phối. Đồng nghĩa là CPM của nó sẽ phải thấp hơn CPM của nội dung khác.
Như vậy chúng ta có tất cả 3 dấu hiệu để nhận biết nội dung hay đó là:
Bình luận: có
Chi phí trên mỗi bình luận: rẻ hơn
CPM: rẻ hơn
3 chỉ số này bạn đều có thể dễ dàng thu được qua trình quản lý quảng cáo.
Đọc ngay: Cách ẩn toàn bộ comment trên Fanpage để tránh cướp khách từ đối thủ
Nguồn Facebook: Bao Kiem