Mô hình cửa hàng sữa – cơ hội “ngàn vàng” tạo nên thành công

25/04/2022 6834

Sữa – thực phẩm thiết yếu trong nhu cầu ăn uống hằng ngày của trẻ nhỏ, được nhiều phụ huynh quan tâm nhất. Nắm bắt cơ hội đó, nhiều nhà đầu tư đã bắt tay vào xây dựng mô hình cửa hàng sữa trên thị trường. Liệu đây có phải là một hình thức kinh doanh đáng để đầu tư? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mở đại lý sữa có lời không?

Trên thị trường hiện nay số lượng cửa hàng chuyên kinh doanh sữa là rất ít. Đa số sữa được cung cấp từ các siêu thị lớn, cửa hàng kinh doanh đồ trẻ em chứ không có cửa hàng riêng biệt. Trung bình mỗi năm người Việt tiêu thụ khoảng 28 lít sữa/ người.  Đây chính là thuận lợi nếu bạn đang muốn thực hiện ý tưởng kinh doanh sữa. Đừng bỏ lỡ một thị trường béo bở, đáng để đầu tư như thế này.

Trước khi thực hiện ý tưởng khởi nghiệp bán sữa bạn cần tìm hiểu rõ thị trường tiêu thụ sữa tại Việt Nam và khu vực mà bạn muốn hướng đến kinh doanh.

Việc khảo sát giúp bạn nắm rõ được các thông tin như:

Thương hiệu sữa nào đang bán chạy nhất trên thị trường?

Khách hàng thường tìm kiếm những loại sữa nào?

Tại khu vực kinh doanh có nhiều đối thủ cạnh tranh hay không? 

Tình hình kinh doanh của những đối thủ như thế nào?

Khi biết được nhu cầu của khách hàng, loại sữa nào đang bán chạy bạn sẽ cơ thể cân nhắc và đưa ra nhiều lựa chọn để việc kinh doanh phù hợp. 

Lợi nhuận từ kinh doanh sữa nhiều hay ít?
Lợi nhuận từ kinh doanh sữa nhiều hay ít?

Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn?

Chi phí đầu tư kinh doanh của bạn ít hay nhiều phụ thuộc vào quy mô. Nếu bạn có số vốn lớn có thể xây dựng cửa hàng bán buôn – bán lẻ hoặc làm đại lý cấp 1 cho các nhãn hiệu sữa nổi tiếng. Ngược lại số vốn của bạn còn hạn chế, bạn có thể kinh doanh bằng cách nhập mỗi loại sữa một ít. Khi gần hết hàng sẽ bổ sung thêm tránh trường hợp mất khách. Theo kinh nghiệm mở cửa hàng sữa bỉm của những người đi trước, chi phí đầu tư ban đầu dao động từ 50 – 150 triệu. Ban đầu bạn sẽ dùng cho những chi phí sau:

Mặt bằng cửa hàng mở mô hình cửa hàng sữa

Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào khu vực, vị trí của nó. Nếu ở vị trị “đắc địa”, mặt tiền đẹp thì chi phí có thể lên đến 15 – 20 triệu/tháng. Nếu bạn có sẵn mặt bằng thì sẽ tiết kiệm được một khoản khá lớn. 

Để tăng khả năng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, bạn nên lựa chọn một số vị như là gần chợ, gần các khu chung cư, khu đông dân …  Chất lượng sữa rất được chú trọng, bạn nên tìm các vị trí có không gian sạch sẽ thoáng mát để có điều kiện bảo quản sản phẩm tốt hơn.

Mặt bằng cửa hàng mở mô hình cửa hàng sữa
Mặt bằng cửa hàng mở mô hình cửa hàng sữa

Cơ sở vật chất của cửa hàng

Bạn sẽ cần đầu tư vào chi phí mua và lắp kệ trưng bày hàng. Các công cụ như máy tính, máy đọc mã vạch, phần mềm quản lý bán hàng phục vụ cho quá trình bán hàng. 

Phần mềm quản lý, thiết bị phần cứng, máy quét mã vạch bạn có thể tìm mua tại các đơn vị uy tín như công ty Nitco. Họ cho phép bạn dùng thử trải nghiệm 15 ngày. Giá của phần mềm này phụ thuộc vào từng gói dịch vụ. Gói thấp nhất giá 99.000/tháng bạn đã có thể sử dụng để quản lý cửa hàng của mình. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể tìm mua các combo thiết bị bán hàng giảm được 3-5 triệu so với mua lẻ đấy.

Chi phí làm giấy phép kinh doanh 

Về các loại giấy phép kinh doanh bạn sẽ mất khoảng vài trăm nghìn đồng. Nhưng để nhanh chóng bạn có thể gửi thêm, giúp cho việc hoàn thành thủ tục nhanh gọn.

Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép kinh doanh đầy đủ phục vụ cho việc mở mô hình cửa hàng sữa
Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép kinh doanh đầy đủ phục vụ cho việc mở mô hình cửa hàng sữa

Chi phí nhân viên

 Tiền lương của nhân viên dao động từ 5 – 7 triệu đồng /tháng. Tùy vào số lượng nhân viên mà đã thuê.

Vốn lưu động – xoay vòng vốn cho mô hình cửa hàng sữa

Đây sẽ là khoản dự trù để chi trả cho những trường hợp đột xuất, những tháng đầu mới bập bẹ bước vào kinh doanh. Nên dự trù ít nhất 20 triệu đồng.

Chi phí marketing cho cửa hàng

Sử dụng các loại hình quảng cáo như: Phát tờ rơi, băng rôn, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội,… nhằm thu hút khách hàng tiềm năng….

Thực hiện tốt các kế hoạch quảng bá thương hiệu đến với khách hàng
Thực hiện tốt các kế hoạch quảng bá thương hiệu đến với khách hàng

Chi phí cho các loại thuế

Thuế môn bài: Mỗi năm công ty sẽ nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Thuế này còn phải tùy thuộc vào tổ chức có đăng ký thuế GTGT hay không, còn nếu là hóa đơn thường ngày hay trực tiếp thì không hề nộp. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tổ chức kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập công ty năm. 

Thuế thu nhập cá nhân: Hàng tháng, doang nghiệp phải báo cáo những khoản thu nhập. Thuế tính cho người có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên.

Đóng thuế đầy đủ tránh rủi ro khi kinh doanh sữa
Đóng thuế đầy đủ tránh rủi ro khi kinh doanh sữa

Ngoài các loại thuế căn bản trên thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các cái thuế khác. Nên tìm hiểu kỹ tránh trường hợp bị “bắt nạt” vì không với hiểu biết nhé. Tuy nhiên, tùy vào nguồn vốn đầu tư và quy mô cửa hàng bạn có bỏ qua các khoản chi phí không cần thiết. Điều quan trọng nhất chính là bạn phải khiến khách hàng của bạn hài lòng với mức giá của cửa hàng.

Hy vọng với kiến thức trên bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về mô hình cửa hàng sữa phục vụ cho kế hoạch kinh doanh sắp tới nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

menu-quan-cafe-0

Bạn đã biết hết các dạng thiết kế menu cafe đẹp – độc – đỉnh chưa?

17/04/2021 6608

Menu cafe lại là yếu tố đầu tiên thuyết phục khách hàng dùng thử đồ uống lần đầu, tạo làm tiền đề cho những lần hai, lần ba và nhiều hơn thế nữa. Vậy làm sao để thiết kế menu…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot