8 việc cần làm để mở cửa hàng kinh doanh nông sản thành công
Hiện nay người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những loại thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, an toàn khi sử dụng. Do đó, thị trường kinh doanh nông sản sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những bạn đang muốn kinh doanh khai thác. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để lên kế hoạch kinh doanh nông sản và chia sẻ bí quyết quản lý thành công.
1. Chuẩn bị vốn cho mô hình kinh doanh nông sản
Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng thực phẩm nông sản? Đây là thắc mắc của nhiều người muốn khởi nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Có thể là vài chục, hàng trăm hoặc hàng tỷ đồng. Một số chi phí cần có như:
– Tiền thuê mặt bằng: Việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi người. Với những người mới khởi nghiệp, mức an toàn để thuê một địa điểm kinh doanh mặt hàng này là 10-20 triệu đồng.
– Tiền vốn nhập hàng: 30-50 triệu tùy thuộc vào loại và số lượng.
– Chi phí thuê nhân viên: 5-6 triệu đồng/tháng/1 nhân viên.
– Các loại tủ mát giá dao động 25-50 triệu.
Thực tế, nhiều cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông sản được mở ra với số vốn không nhiều. Khoảng trên dưới 100 triệu đồng nhưng nhờ phương pháp quản lý tốt. Hạn chế thất thoát mà lợi nhuận ngày một tăng. Ngược lại, có những người đổ tiền tỷ vào nhưng mô hình hoạt động chỉ vài tháng phải đóng cửa. Qua đó để thấy cách quản lý, kiểm soát chi phí, đầu tư là vô cùng quan trọng.
2. Đặt tên thương hiệu cho cửa hàng
Tên thương hiệu giúp truyền tải những giá trị mà cửa hàng mang đến cho khách hàng và tạo ấn tượng để khách hàng nhớ đến cửa hàng của bạn. Do đó, tên cửa hàng, logo, slogan, nhận diện, thiết kế bao bì cần có sự khác biệt và độc đáo. Lưu ý không nên đặt những cái tên quá dài hoặc bằng tiếng anh khó đọc, khó nhớ. Và phải không được trùng lặp với tên những cửa hàng đã có.
Đọc tiếp: Cách lập kế hoạch và xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook
3. Chọn địa điểm mở cửa hàng nông sản
Địa điểm mở cửa hàng quyết định đến 40% sự thành công của cửa hàng. Bạn nên mở cửa hàng ở những nơi tập trung đông dân cư và có mức thu nhập tốt. Gần trường học hoặc gần các tòa nhà văn phòng. Hiện nay, giá thuê mặt bằng dao động dao động 5-15 triệu đồng/tháng đối với khu vực ngoại thành. 15-30 triệu đồng/tháng với khu vực trung tâm. Dựa trên nguồn vốn, nhu cầu thị trường và nguồn nông sản bạn nhập mà bạn có thể lựa chọn địa điểm phù hợp.
Địa điểm mở cửa hàng cần chú ý những điều cơ bản sau:
– Diện tích mở cửa hàng: khoảng 30-50m2 để đảm bảo đủ không gian trưng bày sản phẩm và nếu có kho thì càng tốt
– Diện tích mặt tiền rộng rãi để thuận tiện cho việc để xe của khách hàng.
– Chọn địa điểm có bóng cây xanh thì càng tốt để tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào cửa hàng, dễ làm hỏng thực phẩm bày bán. Và tạo không gian thu hút khách hàng.
4. Tìm nguồn nhập nông sản sạch cho mô hình kinh doanh
Đây là yếu tố quan trọng quyết định cửa hàng thực phẩm nông sản của bạn có thành công hay không. Nguồn hàng cần đảm bảo các yếu tố như: nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc rõ ràng. Hay đảm bảo số lượng và chất lượng, có chứng nhận vệ sinh của các cơ quan chức năng…
Nguồn cung cấp nông sản sạch hiện nay trên thị trường là rất nhiều. Tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn từ các cơ sở sản xuất ở Đà Lạt, Hà Nội,…
Nên liên hệ các nguồn hàng ở gần để hợp tác mua bán nông sản. Vừa tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển. Vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đến tay khách hàng. Trước khi nhập hàng, bạn nên tìm hiểu cách bảo quản với từng loại nông sản. Và trao đổi với nhà cung cấp để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm 2 bên.
Để đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt, bạn nên cung cấp sản phẩm được trồng tự nhiên hoặc theo phương pháp hữu cơ, nuôi trồng trong nhà kính hoặc đặc sản vùng miền theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap…Và để có được lòng tin của khách hàng thì cửa hàng của bạn phải là kinh doanh nông sản sạch, đạt chuẩn.
Đọc tiếp: Quản lý kinh doanh hiệu quả hơn với giải pháp bán hàng đa kênh
5. Trang trí cửa hàng thực phẩm nông sản
Thiết kế cửa hàng thực phẩm nông sản cần chọn những gam màu sáng, thiên về tự nhiên để tạo cảm giác thân thiện và sạch. Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn trang trí được thiết kế bắt mắt để thu hút sự chú ý của khách hàng. Để tăng lòng tin của khách hàng bạn nên trang trí những tấm hình chụp các cơ sở nông sản, cơ sở sản xuất nông sản – nguồn hàng cửa hàng.
6. Tuyển nhân viên cho cửa hàng thực phẩm nông sản
Tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng, bạn nên cân nhắc số lượng nhân viên cần thuê. Thời gian đầu có thể lượng khách vẫn chưa nhiều nên bạn có thể trực tiếp quản lý bán hàng và đào tạo nhân viên. Sau một thời gian, bạn có thể quản lý nhân viên từ xa bằng các phần mềm quản lý bán hàng.
Đọc tiếp: Phần mềm bán hàng online hiệu quả nhà kinh doanh không nên bỏ qua
7. Xây dựng kế hoạch marketing cho cửa hàng kinh doanh nông sản
Marketing online là phương thức quảng bá thương hiệu 1 cách nhanh chóng, đặc biệt trước sự phát triển như mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay. Do đó bạn cần có kế hoạch kinh doanh, quảng bá trên website và các trang mạng xã hội… Bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp với hình thức marketing truyền thống như tờ rơi, banner… Chi phí marketing cũng phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh của bạn. Chú ý nên tập trung marketing trong thời gian đầu để định vị thương hiệu và thu hút khách hàng.
8. Mua sắm thiết bị và vật dụng cần thiết cho cửa hàng nông sản
Mở cửa hàng thực phẩm nông sản bạn cần có tủ mát để trưng bày rau, củ, trái cây, đồ ăn sẵn. Ngoài ra cần có bao bì để đựng rau, củ, quả và cân điện tử.
Những thiết bị phần cứng như máy tính, bàn thu ngân hay máy in hóa đơn… sẽ hỗ trợ bán hàng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tạo sự chuyên nghiệp cho cửa hàng của bạn. Ngoài ra, không thể thiếu phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất để quản lý số lượng hàng hóa, thông kê doanh thu để giảm thất thoát và tối đa lợi nhuận.
Để ý tưởng kinh doanh nông sản thành công, chủ cửa hàng cần có sự quyết tâm và biết cách đầu tư thông minh. Khó khăn, hòa vốn hoặc lỗ trong thời gian đầu mở cửa hàng là điều không thể tránh khỏi những nếu kiên trì sẽ vượt qua. Chúc bạn may mắn!