Lối đi nào cho những mâu thuẫn sếp và nhân viên trong doanh nghiệp
Những mối quan hệ công sở đã tiêu tốn không ít giấy mực của nhà tư vấn quản trị. Bởi nó luôn tồn tại mâu thuẫn vô hình phá vỡ sự gắn kết trong tập thể. Đáng phải kể đến nhất đó chính là mâu thuẫn sếp và nhân viên. Chính vì vậy, dù ở lĩnh vực hay độ tuổi nào, chúng ta cũng cần có những quy tắc ứng xử phù hợp.
Thời đại hội nhập, cách ứng xử của nơi công sở cũng văn minh hơn. Tuy nhiên, sau bức tranh đó lại là những mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp. Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nhạy bén, khả năng ứng xử cũng như giải quyết vấn đề khó gấp bội.
Chỉ giải quyết vấn đề khi đã thực sự bình tĩnh
Rất nhiều mâu thuẫn xảy ra do sự nóng giận, thậm chí chuyện nhỏ xé ra to cũng chỉ vì hai bên không giữ được bình tĩnh. Bởi vậy, việc đấu khẩu với nhân viên trong lúc mất kiểm soát về cảm xúc không phải là ý kiến hay. Thay vì nói oang oang trước mặt đám đông hoặc quát tháo to tiếng trong công ty. Điều này chỉ hạ thấp giá trị và làm mất hình tượng của sếp trong mắt nhân viên mà thôi. Bạn nên chọn đúng thời gian, địa điểm và phương pháp để xử lý vấn đề.
Chẳng hạn, gửi email thay vì nói chuyện trực tiếp để đảm bảo rằng bạn đang dùng những từ ngữ đúng đắn. Tránh trường hợp vạ miệng khi tranh cãi. Hãy bỏ đi và tìm một nơi giải tỏa căng thẳng, lấy lại bình tĩnh. Chỉ quay trở lại khi bạn đã thật sự kìm hãm được cơn nóng giận. Gọi nhân viên tới để nói chuyện riêng nếu không muốn làm ảnh hưởng tới không khí làm việc trong doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại miễn phí liệu có an toàn?
Lắng nghe để tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn sếp và nhân viên
Nếu chỉ khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình mà không màng tới ý kiến của người khác thì chính bạn cũng đang sai. Nhà lãnh đạo cần biết lắng nghe những chia sẻ từ nhân viên của mình. Không thể phủ nhận rằng, trong văn hóa của nhiều doanh nghiệp Việt cho tới bây giờ vẫn luôn tồn tại quan điểm “sếp luôn đúng”. Cách làm việc này dễ dẫn tới những bức bối không thể giải tỏa của cấp dưới. Lâu dần, nó sẽ hình thành nên làn sóng ngầm mâu thuẫn sếp và nhân viên. Bởi họ nhận ra rằng bản thân không được tôn trọng, ghi nhận, và mất dần giá trị trong doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo cần đặt mình vào vị trí của một người nhân viên. Lắng nghe những chia sẻ để biết tâm tư, nguyện vọng, các vấn đề mà họ đang phải đối mặt. Từ đó biết được nguyên nhân sâu xa của mâu thuẫn là gì. Chỉ khi phân định rõ ràng vị thế, quyền lực trong lúc giải quyết xích mích, bạn mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt.
Giải quyết dứt điểm mâu thuẫn sếp và nhân viên
Mâu thuẫn trong doanh nghiệp cũng giống như cái cây bị sâu bệnh. Nếu không trị dứt điểm thì nó vẫn sẽ gây hại, thậm chí là lây sang những vị trí khác. Vì vậy, sau khi biết được nguyên nhân là gì. Hãy trao đổi thẳng thắn với nhân viên của bạn. Chỉ ra cho họ biết họ đang sai ở đâu. Ngược lại, nếu người sai là bạn hãy trung thực nhận lỗi. Thêm vào đó, đừng quên đề cập đến những điều tiêu cực mà chính nhân viên và doanh nghiệp gặp phải nếu để tình trạng mâu thuẫn kéo dài. Một khi hiểu rõ vấn đề cùng với thành ý của sếp. Chắc chắn họ sẽ có những điều chỉnh trong suy nghĩ và cách làm việc của mình.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm bán hàng tốt nhất 2021 được nhiều doanh nghiệp sử dụng
Mâu thuẫn không hoàn toàn xấu
Đôi khi chúng ta vẫn xem mâu thuẫn là thứ gì đó tiêu cực. Nhưng thực tế có nhiều mâu thuẫn lại tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp. Nhất là khi chúng ta đang sống trong môi trường làm việc với tính cạnh tranh cực kỳ cao. Những ý kiến trái chiều từ những người dám đứng lên thể hiện quan điểm cá nhân sẽ vẽ ra thêm nhiều con đường phát triển cho doanh nghiệp. Hãy xem mâu thuẫn là cơ hội để phát hiện ra cá nhân xuất sắc trong tập thể. Thậm chí bạn còn có thể học hỏi được nhiều điều từ chính nhân viên của mình.
Đừng vội chạy trốn xung đột nếu chưa đánh giá mức độ nghiêm trọng và tác động của nó. Dù hành động này mang mục đích làm giảm căng thẳng hay hạn chế rủi ro không kiểm soát được tình trạng. Hãy để nhân viên của bạn thẳng thắn và thoải mái bày tỏ quan điểm. Miễn là nó mang tính xây dựng tập thể.
Tìm hiểu thêm: Dùng thử tính năng quản lý nhân viên của phần mềm bán hàng
Mâu thuẫn sếp và nhân viên là điều không thể tránh khỏi trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu là nhà lãnh đạo giỏi bạn sẽ biết cách bão hòa nó. Hy vọng bài viết có thể mang lại những nội dung có giá trị. Chúc các bạn thành công.