Hai “kỳ lân công nghệ” Sendo và Tiki có trở thành doanh nghiệp tỉ đô?
Thời gian gần đây rấy lên thông tin về hai sàn TMĐT nội địa lớn nhất Việt Nam là Sendo và Tiki đang đàm phán về việc sáp nhập. Thông tin này hiện đang tràn lan trên mặt báo điện tử và các trang mạng xã hội. Thực hư nguồn tin này như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sendo và Tiki có phải là Kỳ Lân Công Nghệ?
Tiki và Sendo đều các trang thương mại điện tử có xếp hạng cao về cả lượng truy cập cùng lượng tải xuống ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh khốc liệt với Lazada – dưới “trướng” của công ty mẹ Alibaba cùng Shopee đang hoạt động mạnh mẽ. Điều này đã khiến cho hoạt động của hai sàn TMĐT nội địa bị ảnh hưởng rất lớn.
Theo số liệu thống kê của IPrice và SimilarWeb công bố thì hiện tại Shopee và Lazada đang dẫn đầu về lượng người dùng hàng tháng.
Tiki có chiến lược nhắm vào khách hàng ở các thành phố lớn và đông dân cư như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra, khách hàng của Tiki cũng được nhận định là am hiểu về các loại hàng hóa hơn. Trong khi đó, Sendo lại phổ biến đối với khách hàng ở ngoại ô hay các vùng nông thôn nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm: Kết nối, đồng bộ và quản lý kinh doanh trên các gian hàng Tiki dễ dàng và hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng đa kênh.
Cái bắt tay giữa Sendo và Tiki làm thay đổi cục diện như thế nào?
Nếu có quá trình thảo luận thành công diễn ra thì cả hai sẽ bớt đi một đối thủ lớn. Đồng thời sẽ tạo nên một công ty mới với điểm mạnh là bổ trợ những điểm yếu của nhau. Từ đó xây dựng các tiềm lực đủ lớn để đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài là Shopee và Lazada.
Việc đầu tiên của việc sáp nhập là phải giải quyết bài toán làm thế nào để ổn định nội bộ và xác định được một chiến thuật phát triển chung cho cả hai. Nếu như không làm tốt điều này thì sẽ dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại”. Chẳng những không thể trở thành “kỳ lân công nghệ” mà còn bị rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Sàn TMĐT Việt Nam – Cuộc chiến ‘Đốt tiền” không có điểm dừng
Theo thống kê cho thấy rằng trong một vài năm qua thì các trang TMĐT lớn như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo liên tục chịu lỗ đến hàng nghìn tỷ đồng. Nếu vào năm 2016 4 doanh nghiệp TMĐT lớn nhất trong ngành đã chịu 1700 tỷ đồng tiền lỗ. Thì vào năm 2017 số tiền này nay đã lên tới 3400 tỷ đồng. Vào năm 2018 số tiền lỗ đã đẩy lên đến mức 5100 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Sendo – Tiki lần lượt là 1300 tỷ đồng và 1400 tỷ đồng.
Các sàn TMĐT tại Việt Nam có thể trụ lại được đến thời điểm này là do có tiềm lực tài chính mạnh. Các doanh nghiệp hiện nay đang gồng khoản lỗ rất lớn. Theo dự đoán họ sẽ còn tiếp tục chịu lỗ nhiều hơn trong thập kỷ mới chỉ để có thể duy trì vị trí của mình. Nếu không có đủ tiền thì người nào bỏ cuộc, người đó sẽ mất tất cả.
Hiện tại Lazada được “bảo kê” bởi Alibaba. Còn Shopee thì được bảo hộ toàn bộ bởi SEA. Vì thế “hai đứa con” này chỉ cần lo vận hành và phát triển thị trường. Còn về nguồn vốn hoạt động thì đã được các tập đoàn mẹ lo. Trong khi đó, Tiki và Sendo liên tục phải tìm kiếm thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư để có thể tiếp tục duy trì hoạt động và chạy đua cùng “hai gã khổng lồ”.
Xem thêm: Muốn kinh doanh hiệu quả trên sàn TMĐT, đừng bỏ qua phần mềm bán hàng tốt nhất 2021.
Thực trạng của Sendo và Tiki
Việc liên tục phải gọi vốn cùng với những khoản báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng vào mỗi năm. Cơ cấu cổ đông của cả hai sàn đều đã phân mảnh. Điều đó khiến các nhà đầu tư cũng đang dần mất niềm tin vào khả năng sinh lợi của cả hai doanh nghiệp này.
Tuy vẫn bị lỗ nhưng giá trị của Tiki và Sendo đều tăng lên một cách đáng kể qua mỗi vòng gọi vốn. Ngoài ra, việc huy động gọi thêm 61 triệu USD cho 14,6% cổ phần thì định giá của sàn Sendo đã lên tới 400 triệu USD. Tiki cũng thu hút được một khoản đầu tư lên đến 75 triệu USD của Northstar Group vào tháng 3/2019. Hiện nay thì Tiki vẫn tiếp tục vòng gọi vốn tiếp theo và mức vốn được định giá đến 100 triệu USD.
Nếu như sáp nhập thì một công ty mới sẽ phải chịu cuộc đối đầu khốc liệt cùng với “2 ông lớn” còn lại. Vì vậy, kỳ vọng tăng doanh thu và giảm chi phí khi về chung một nhà của Tiki cùng Sendo rất có thể sẽ là một con dao hai lưỡi.
Tham khảo thêm: Xu hướng bán hàng đa kênh mang đến hiệu quả vượt bậc bạn đã biết chưa?
Sau cùng thì khách hàng luôn là người được hưởng lợi từ các cuộc cạnh tranh giữa các sàn với nhau trong đó có Tiki và Sendo. Muốn chiến thắng thì doanh nghiệp sẽ phải nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tạo ra những lợi thế cho riêng mình. Cụ thể chính là tạo dựng được lợi ích cho người tiêu dùng cuối.
Nguồn: Sưu tầm trên facebook