Bán lẻ đa kênh là gì? Làm sao để ứng dụng hiệu quả trong kinh doanh

25/04/2022 3009

Trong kỷ nguyên số ngày nay, môi trường online đang trở thành chiến địa cạnh tranh gay gắt giữa ngành bán lẻ truyền thống và bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên một phương thức mới đã ra đời và khắc phục nhược điểm của cả 2 hình thức mua sắm online trên, đó chính là bán lẻ đa kênh. Vậy thực chất bán lẻ đa kênh là gì? Nó xuất phát từ đâu? Làm sao để đưa nó vào thực tế kinh doanh hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó. 

Bán lẻ đa kênh là gì?

Bán lẻ đa kênh, còn được biết đến với cái tên omnichannel là hình thức bán lẻ kiểu mới đang là một xu hướng tiếp thị phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ. Hiểu một cách đơn giản là bạn sẽ bán hàng trên mọi phương tiện, mọi kênh thông tin đại chúng để tiếp cận khách hàng. Người tiêu dùng có thể mua bán tại mọi nơi, trên mọi thiết bị, bằng mọi phương thức.

Mô hình bán lẻ đa kênh là sự kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử bằng việc sử dụng công nghệ quản lý dữ liệu. Nó cho phép kết nối liền mạch việc trải nghiệm mua sắm, tạo ra sự thuận lợi tiện ích cho người dùng. Bạn có thể mua hàng từ máy tính để bàn, laptop, thiết bị di động hay tại một cửa hàng trực tiếp đều được. Miễn là mọi nền tảng đều được quản lý dưới một hệ thống duy nhất.

Giải pháp bán hàng đa kênh là gì?
Giải pháp bán hàng đa kênh là gì?

Có nên bán hàng online đa kênh tại Việt Nam?

Có thể nói, bán lẻ đa kênh là hình thức hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ ngày nay cần tập trung đầu tư. Nếu bạn đang sở hữu một kênh bán hàng (website, fanpage, gian hàng trên trên Shopee, Lazada, hoặc Sendo…). Bạn nhất định nên tham gia vào Omnichannel và kết nối với khách hàng.

Theo nghiên cứu của IDC Retail Insights, khách hàng đang có xu hướng yêu thích mua sắm đa kênh chiếm khoảng 15-30%. Cách quản lý bán hàng online này được yêu thích nhiều hơn nhóm khách hàng chỉ mua sắm thông qua một kênh duy nhất. Không thể phủ nhận chính công nghệ thông tin và Internet đã đem đến sự ra đời cho mô hình này. Càng ngày ranh giới giữa cuộc sống thực và cuộc sống mạng (trực tuyến) đang bị xóa nhòa đi. Nhu cầu của khách hàng cũng dần thay đổi và mang tính chọn lọc cao hơn. Họ không chỉ mua hàng ngay từ lần đầu lướt newfeed hay đọc tin trên sàn TMĐT nữa.

Thay vì đơn lẻ tiếp cận khách hàng 1,2 lần trên điện thoại hay máy tính. Bạn cần có một cách tiếp cận toàn diện và đa dạng hơn. Điều mà khiến khách hàng đi vào “ma trận” và không thể chối từ. Đó chính là trải nghiệm omnichannel đang được các nhà bán lẻ áp dụng trong kinh doanh.

Mô hình Omnichannel
Mô hình Omnichannel

Thêm một lý do nữa, bán lẻ đa kênh tại Việt Nam đang khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các mô hình khác. Nếu cửa hàng truyền thống bất lợi ở chi phí thuê mặt bằng cao, sử dụng nhiều nhân viên và yếu thế về độ trực tuyến.  Ngược lại, đối với hình thức mua hàng online thì khách không được “cầm tận tay” hàng hóa nên còn do dự khi mua. Với bán lẻ đa kênh khách hàng được thỏa mãn tất cả mọi yêu cầu. Họ hoàn toàn có thể đến showroom xem hàng rồi đặt trên web. Hoặc cùng loại đó đặt trên Shopee để được freeship thay vì đặt ở Fanpage chẳng hạn.

Sự phụ thuộc vào bất kì thứ gì cũng sẽ khiến bạn trở nên bị động. Vì thế nên thay vì chỉ dựa vào 1 kênh, hãy kết hợp đa sàn – đa nền tảng. Việc phân bố trải dài ra các platform khác vừa tạo thêm được lượng khách hàng, gia tăng cơ hội chốt đơn. Bên cạnh đó còn hợp với nguyên tắc ở đây là không bỏ hết trứng vào một giỏ. Lấy bên A nuôi bên B. Điều này giảm tối đa rủi ro cho shop nếu chẳng may 1 “cần câu cơm” bị hỏng.

Tiếp thị đa kênh
Tiếp thị đa kênh

Quy trình bán hàng đa kênh của Amazon

Có thể bạn chưa biết, hiện nay 1 ông lớn về thương mại điện tử đã chuyển đổi xu hướng từ bán hàng trực tuyến sang giải pháp bán hàng đa kênh. Đó chính là tập đoàn Amazon  đình đám trên thế giới. Hãy cùng xem ông trùm ngành bán lẻ trực tuyến đã chuyển đổi như thế nào và học hỏi nhé.

Amazon được biết đến là trang web mua sắm online lớn nhất thế giới. Nhưng hiện nay, tập đoàn này đang lấn sân sang việc bán lẻ trực tiếp. Đầu tiên và việc thâu tóm chuỗi cửa hàng thực phẩm tươi Whole Foods với giá 13,7 tỉ đô la. Sau đó là ra mắt cửa hàng không quầy tính tiền Amazon Go. Điểm chung của hàng loạt chuỗi cửa hàng này chính là khách hàng có thể đặt mua trực tuyến từ cửa hàng về nhà. Nhất là trong mùa dịch covid-19 thì càng thuận tiện hơn. Ngược lại, bạn cũng có thể nhận hàng đặt trên Amazon.com bên trong hơn 400 cửa hàng Whole Foods ở Mỹ. Bên cạnh đó là khu trưng bày các sản phẩm đang bán trên web để người dùng trực tiếp trải nghiệm và về đặt hàng online. Dưới sự tác động qua lại giữa online và offline chính là sự hoàn thiện mô hình bán hàng đa kênh.

Amazon đang rất thành công khi bán lẻ cả trực tiếp và online
Amazon đang rất thành công khi bán lẻ cả trực tiếp và online

Kinh nghiệm khi triển khai các chiến dịch bán lẻ đa kênh

Phải kết hợp nhất quán nội dung giữa các kênh

Nhiệm vụ của các nhà bán lẻ omnichannel là phải luôn sẵn sàng tương tác liền mạch với khách hàng ở tất cả các kênh. Nên nhớ là dù ở kênh nào cũng phải cung cấp cho khách hàng thông tin nhất quán về chủng loại sản phẩm, giá cả và chính sách khuyến mãi. Điển hình như tất cả mã sản phẩm, thông tin sản phẩm đều giống nhau ở tất cả các kênh. Khách chỉ cần đọc mã thì dù ở web, fanpage hay tại cửa hàng. Nhân viên đều biết được đó là sản phẩm nào để trả lời  nhanh nhất, chính xác nhất. Nếu thông tin không nhất quán, hoặc sai lệch thì sự chuyên nghiệp sẽ bị mất đi. Khách hàng không kiên nhẫn sẽ bỏ đi chứ không chờ bạn xin lỗi đâu.

Kết hợp kênh mua sắm liền mạch và tương tác lẫn nhau

Đừng vì một kênh phát triển, kênh khác kém doanh thu mà “nhất bên trong, nhất bên khinh”. Tuyệt đối không được để các kênh hoạt động độc lập riêng rẽ. Hãy nhớ mục đích cao nhất của đa kênh là tạo ra một thể thống nhất. Trong đó chúng phải hoạt động liên tục và kết nối với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Bạn có thể bán lẻ đa kênh shopee bằng cách để link Shopee trên các bài đăng Fanpage. Hoặc đưa địa chỉ, link web trên mục giới thiệu của Lazada. Như vậy vừa tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, vừa giúp họ tiếp cận bạn tốt hơn. Ngoài ra bạn nên tham khảo SEO đa kênh để đẩy sản phẩm lên top tìm kiếm tốt nhất.

Mua sắm đa kênh
Mua sắm đa kênh

Thực hiện bán lẻ đa kênh quản lý bằng phần mềm

Việc quản lý một kênh vốn đã rất phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh. Giờ đây lại thêm 2,3,4 kênh thì không hề đơn giản. Giải pháp tiếp thị đa kênh sẽ không còn là trở ngại  nếu sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh – Abit. Chỉ cần 1 click chuột để kết nối, toàn bộ sản phẩm sẽ được tự động động bộ sang gian hàng trên Facebook, trên Lazada, Shopee, Tiki, Website, Landingpage… Rất tiện lợi.

Không chỉ vậy, khi có khách hàng order phần mềm sẽ tự động lên đơn. Sau đó đổ về 1 giao diện duy nhất. Các thao tác từ kiểm kê sản phẩm, cộng trừ tồn kho, xử lý đơn hàng, đẩy đơn vận chuyển từ mọi kênh đều nhất quán nên được thao tác rất nhanh và chính xác. Bạn cũng không cần mở nhiều trình duyệt, nhiều app lên nữa. Việc sao lưu dữ liệu trên điện toán đám mây cũng giảm bớt thời gian làm việc của nhân viên. Cuối ngày cuối tháng chỉ cần mở phần mềm lên là có sẵn báo cáo chi tiết từ doanh thu, lãi lỗ, nhân viên,…

Quản lý bán hàng đa kênh trên Abit
Quản lý bán hàng đa kênh trên Abit

Để trải nghiệm một nền tảng bán hàng đa kênh tiện lợi này. Bạn có thể bắt đầu dùng thử miễn phí 15 ngày tại website abit.vn hoặc liên hệ 024.6674.8888, trước khi bắt đầu áp dụng và bứt phá doanh số trong năm 2021 này.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

tim-hot-trend-shopee

Cách tìm hot trend trên Shopee chưa bao giờ dễ dàng đến thế !

05/05/2020 19886

Shopee bùng nổ kèm theo sự cạnh tranh bán hàng khốc liệt giữa các nhà bán lẻ. Đã không ít các chủ shop phải "dứt áo ra đi" khỏi sàn TMĐT nổi tiếng này. Một trong những yếu tố dẫn…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot