Kịch bản chatbot bán hàng – một kịch bản “chốt” ngàn khách hàng
Chatbot đã không còn là cái tên xa lạ với những “tay bán hàng online” kỳ cựu. Đây là một tính năng tuyệt vời cho việc chăm sóc khách hàng theo lộ trình đã được thiết lập sẵn. Vậy để xây dựng được một kịch bản Chatbot bán hàng, bạn cần quan tâm tới những vấn đề gì?
Kịch bản chatbot bán hàng là gì?
Kịch bản chatbot bán hàng là những tình huống có thể xảy ra trong cuộc hội thoại giữa khách hàng và phần mềm chatbot. Nó chính là một câu chuyện nhằm dẫn dắt khách hàng theo hướng mà bạn muốn. Mặc dù không thông minh hay xử lý nhanh nhạy như con người. Nhưng chatbot giúp người dùng phản hồi lại một cách nhanh chóng các thông tin đến đơn hàng, báo giá sản phẩm hay những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại mà con người rất khó làm chính xác, nhanh chóng và liên tục.
Với mỗi chiến dịch marketing, bạn sẽ cần tới những kịch bản chatbot bán hàng khác nhau. Để có thể phù hợp với mục đích cũng như các đối tượng cụ thể. Vì vậy, nếu muốn giữ chân khách hàng, bạn cần đầu tư thời gian, công sức để xây dựng một kịch bản thật sự chất lượng.
Các yếu tố tạo nên một kịch bản chatbot bán hàng chất lượng
Lời chào bắt đầu của cuộc hội thoại
Lời chào chính là đoạn tin nhắn xuất hiện đầu tiên khi có bất cứ ai truy cập vào website, fanpage hay khung chat trên mạng xã hội. Đôi khi, khách hàng sẽ không quan tâm tới nội dung của nó là gì, mà thường đi vào vấn đề mà họ muốn giải quyết. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nó không quan trọng. Dựa vào nhóm đối tượng mục tiêu là ai mà bạn xây dựng cho mình một lời chào phù hợp. Có thể là vui vẻ, nghiêm túc, nhã nhặn hay tình cảm,… Tránh các lỗi nhỏ như sai lỗi chính tả, sử dụng teencode, ngắt nghỉ không phù hợp. Đừng để lại những cái nhìn thiếu thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Họ có thể sẵn sàng thoát ứng dụng quản lý tin nhắn fanpage – chatbot mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào nữa.
Hỏi thông tin khách hàng
Sau lời chào, Chatbot sẽ đi vào phần hỏi thông tin khách hàng. Như tên, cách thức liên lạc (số điện thoại, email,…). Tại bước này, bạn chỉ cần tạo một câu hỏi đơn giản. Đừng cố nhồi nhét hay tiếp thị sản phẩm vội. Hãy tạo ra một cuộc hội thoại tự nhiên nhất có thể. Đặc biệt, thông tin liên lạc chính là yếu tố quan trọng cho các chiến dịch remarketing trong tương lai. Vì vậy, bạn nên tận dụng cả 3 mẫu câu hỏi mà hệ thống cung cấp. Sau đó cho bot hỏi 3 lần nếu khách hàng không cung cấp thông tin.
Tiếp thị sản phẩm
Đây được xem là bước chủ chốt của một kịch bản chatbot bán hàng. Chúng ta cần chú trọng đến 2 yếu tố là lời giới thiệu và nội dung trao đổi. Trong đó:
Câu giới thiệu được xem như bước đệm để điều hướng khách hàng tới những nội dung kế tiếp. Bạn nên liệt kê các sản phẩm mà mình có ra. Giúp khách hàng biết được bạn đang cung cấp những gì. Để có thể dễ dàng trong việc lựa chọn và đưa ra các yêu cầu tư vấn. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ trong việc thu thập keyword cho các câu hỏi sau. Tránh được tình trạng bot không hiểu ý mà khách hàng muốn đề cập. Khiến họ khó chịu và dừng việc giao tiếp.
Nội dung trao đổi là một kịch bản được lập riêng cho chatbot. Thông qua các từ khóa mà bạn cho rằng khách hàng sẽ đặt câu hỏi về nó. Sau đó, bạn xây dựng bộ câu trả lời tương tự. Chỉ cần nhận được tin nhắn có chứa từ khóa. Bot sẽ tự động tìm ra câu trả lời phù hợp. Hướng dẫn cách Gửi tin nhắn hàng loạt trên Fanpage.
♦ Tìm hiểu thêm: Tâm sự sale – cách để khách hàng tự chốt sale từ group Facebook
Những câu trả lời cung cấp thông tin
Những câu trả lời cung cấp thông tin được sử dụng trong trường hợp khách hàng đưa ra những câu hỏi mà bot không hiểu và không thể trả lời được. Bạn nên để số điện thoại, thông tin liên lạc của mình ở đó. Phòng trường hợp khách hàng cần tư vấn gấp họ có thể gọi trực tiếp. Thay vì chờ và không được bot phản hồi.
Cập nhật kịch bản chatbot bán hàng
Trên thực tế, phạm vi câu hỏi mà khách hàng đặt ra là vô cùng rộng. Trong khi đó, chúng ta không thể thiết lập được đủ hết tất cả câu trả lời. Nhưng bù lại, bạn có thể cập nhật chúng thường xuyên. Hãy vào mục tin nhắn, xem lại các đoạn chat mà bot đã thực hiện với khách hàng. Từ đó tìm thêm các từ khóa để tạo thêm các câu trả lời phù hợp.
Bạn có thể sử dụng chatbot thông qua các phần mềm hỗ trợ. Trong đó phải kể đến phần mềm quản lý inbox. Hỗ trợ hiệu quả các shop bán hàng qua Facebook trả lời comment và inbox. Ngoài ra, còn có các mẫu câu trả lời tự động khi khách hàng bình luận trên Fanpage mà không để lại số điện thoại. Thêm vào đó, nó còn giúp bạn quản lý các hoạt động kinh doanh, lập báo cáo, theo dõi đơn hàng cùng hàng trăm tính năng tuyệt vời khác.
Chatbot không chỉ là một phần mềm đơn thuần mà còn là cánh tay đắc lực cho những nhà kinh doanh online. Việc xây dựng kịch bản chatbot bán hàng sẽ giúp cho việc tiếp cận khách hàng của bạn hiệu quả và dễ dàng hơn bao giờ hết. Hy vọng, bài viết thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.