Bật mí những giải pháp giảm thiểu chi phí kinh doanh hiệu quả nhất
Làm cách nào để giảm thiểu chi phí kinh doanh hiệu quả mà vẫn đảm bảo được tăng trưởng? Đây là câu hỏi không hề mới nhưng lại khá hóc búa với nhiều doanh nghiệp khi chiếc bánh chung đang ngày càng bị chia nhỏ ra, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Có thể thấy, việc xây dựng một kế hoạch phù hợp và chuyên nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh là nhiệm vụ không hề dễ. Dưới đây là một vài giải pháp đã được thử nghiệm và thành công mà bạn có thể tham khảo.
Khai thác thị trường kinh doanh trực tuyến
Thị trường trực tuyến hay còn gọi là thị trường online đang dần tạo được chỗ đứng và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, có rất nhiều cách thức tiếp thị với tần suất cao nhưng chi phí thấp như blog kinh doanh, quảng bá trên các phương tiện truyền thông hay bất kỳ quảng cáo trực tuyến nào khác. Ngoài ra, bạn còn có thể đăng tải thông tin sản phẩm của mình lên các diễn đàn, mạng xã hội, sàn TMĐT,… hoàn toàn miễn phí. Đây được xem như giải pháp mang lại sức lan tỏa rộng nhất tới nhiều nhóm đối tượng, tạo ra xu hướng mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến
Quả là thiếu sót nếu bạn đứng ngoài cuộc đua công nghệ 4.0. Thay vì sử dụng các phương pháp hoạt động và quản lý truyền thống tốn kém thời gian, công sức mà hiệu quả không cao. Bạn nên ứng dụng công nghệ tiên tiến để có thể tiết kiệm chi phí, chuyên nghiệp hóa quy trình và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ với một phần mềm quản lý bán hàng chất lượng, bạn có thể loại bỏ được những bước thực hiện chồng chéo, rườm rà, thay vào đó là tối đa hóa các tính năng tự động. Mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng và kịp thời.
Xác định nguồn chi phí dư thừa
Bạn cần đặt ra những câu hỏi sát với thực trạng doanh nghiệp của mình. Chẳng hạn như: Đâu là những yếu tố tạo ra được giá trị gia tăng, giữ được vị thế cạnh tranh hiện tại? Đâu là yếu tố thừa, không cần thiết? Đội ngũ nhân sự có thể cắt giảm những chi phí nào? Các dịch vụ kế toán, giao hàng, quản lý kho bãi,… đã thực sự tối ưu hay chưa? Các chi phí khác như thế nào?…
Càng nhiều câu hỏi được đặt ra thì bạn càng có cái nhìn đúng đắn về tình hình kinh doanh của mình. Hỗ trợ khai thác thêm thông tin và cơ sở dữ liệu để đưa ra một chiến lược cắt giảm chi phí hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chi phí dài hạn
Điều cốt yếu trong cắt giảm chi phí đó là bạn phải kiểm soát và tính toán được phần trăm lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm của mình. Song song với đó là đánh giá hiệu quả đầu tư cho hoạt động đem lại giá trị gia tăng khác. Qua đó đặt ra các mục tiêu tăng trưởng dài hạn từ việc cắt giảm chi phí để lan tỏa ra toàn doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả mọi nguồn chi quan trọng và tạo ra “của để dành” mà vẫn đảm bảo hoàn thành được các nội dung đã đề ra.
Hạn chế hàng tồn
Hàng tồn luôn là nỗi sợ của doanh nghiệp. Bởi nó có thể bị hao hụt, ảnh hưởng đến chất lượng hay hư hỏng, phải hủy bỏ. Thậm chí là trở thành nguồn chi phí chết nếu không thể tiêu thụ. Chính vì thế, hạn chế hàng tồn sẽ giúp bạn giảm thiểu các thiệt hại không đáng có trong kinh doanh, từ đó tiết kiệm được nguồn vốn nhập/sản xuất hàng hóa. Để làm được điều này buộc doanh nghiệp phải xây dựng được một quy trình quản lý kho chuyên nghiệp và hoàn hảo. Luôn nắm bắt chính xác số lượng hàng hóa còn tồn đọng, từ đó đưa ra các phương án giải phóng, thanh lý phù hợp nhất.
Những gợi ý được đề cập trong bài viết đều là những cách thức giúp giảm thiểu chi phí kinh doanh hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng bài viết đã mang đến nội dung thực sự hữu ích. Chúc các bạn thành công.