Học cách làm sếp đơn giản với 7 bí kíp khiến nhân viên “tâm phục”
Có chuyên môn giỏi chưa chắc đã là một người quản lý tốt, bởi một vị lãnh đạo hoàn hảo cần rất nhiều kĩ năng cũng như kiến thức. Chính vì vậy, tôi sẽ hướng dẫn bạn học cách làm sếp với những bí kíp đơn giản qua bài viết sau đây.
1. 7 bí kíp học cách làm sếp đơn giản mà hiệu quả
Để trở thành một người sếp được nhân viên tôn trọng và lắng nghe không phải điều dễ dàng. Chính vì vậy, hãy học ngay những bí kíp làm sếp mà nhiều nhà lãnh đạo đã áp dụng thành công này.
1.1. Học làm sếp bằng cách lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên
Để là một người lãnh đạo thành công trước hết bạn cần phải lắng nghe ý kiến, biết xây dựng những mối quan hệ với nhân viên. Bởi một người sếp dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể làm hết việc của một tập thể, mà bạn phải biết dành thời gian để lắng nghe những ý kiến, đóng góp của nhân viên dù tốt hay không tốt.
Việc lắng nghe và thấu hiểu giúp bạn có thể thấy được những góp ý, những lời khuyên trung thực thẳng thắn và hiểu được tâm tư nguyện vọng của cấp dưới để có những chính sách cũng như giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý. Từ đó bạn có thể tận dụng được từng thế mạnh của nhân viên để giao nhiệm vụ phù hợp. Bên cạnh đó, đây còn là một phương châm khích lệ và động viên nhân viên làm việc một cách hiệu quả.
1.2. Giao công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên
Để là một người sếp hoàn hảo bạn cần phải theo sát nhân viên của mình để đánh giá được năng lực của từng người cũng như sở trường của họ. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng giao nhiệm vụ mà không cần phải e ngại vì nhân viên của bạn không hoàn thành hay quá sức đối với họ. Tuyệt đối, tránh trường hợp cư xử với nhân viên bằng thái độ tiêu cực khi họ không theo kịp tiến độ bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc của họ. Khi bạn tỏ ra thất vọng trước những nỗ lực của nhân viên, họ sẽ thấy rất bức xúc và cảm thấy mình không được tôn trọng.
♦ Chia sẻ thêm: Quản lý phân công công việc hợp lý, hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng
1.3. Học làm sếp bằng cách biết quan tâm và chia sẻ với nhân viên
Mặc cho công việc khiến bạn bận rộn đến mức nào đi chăng nữa là một người sếp thì bạn cần phải thường xuyên gặp gỡ và hỏi thăm, động viên khuyến khích nhân viên trong thời gian căng thẳng nhất của công việc.
Trở thành một lãnh đạo, không đồng nghĩa với việc bạn tách mình ra khỏi tập thể. Những giây phút ngồi lại cùng nhau thư giãn và chia sẻ với mọi người giúp bạn gỡ bỏ đi những khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Tuy nhiên, không nên quá thân thiết với một cá nhân nào đó để tránh mang tiếng “thiên vị”
1.4. Đặt mình vào vị trí của nhân viên
Đây là một yếu tố rất quan trọng. Hãy đặt mình vào vị trí của cấp dưới và tự hỏi nếu bạn có một người sếp mang tính cách và ứng xử y hệt bạn. Nếu sếp bạn cũng đòi hỏi cao và phê bình bạn giữa một tập thể thì liệu bạn có còn động lực để làm việc hay không? Hay bạn nuôi tư tưởng chống đối trong đầu và bất cần với công việc. Chính vì vậy, khi bạn đã thật sự hiểu được những điều mà nhân viên của bạn cảm nhận, bạn sẽ có cách thay đổi hành vi thích hợp
1.5. Tạo dựng nền văn hóa nơi làm việc
Đối với mỗi nhân viên, mối quan hệ nhóm và mối quan hệ giữa lãnh đạo và cấp dưới giúp gia tăng sự trung thực của nhân viên. Vì vậy, bạn hãy tạo cho công ty mình một nền văn hóa thân thiện hợp tác và cởi mở. Tất cả các nhân viên có thể phân thứ bậc trong công việc nhưng ngoài đời tất cả đều là những người bạn. Ngoài ra, quan tâm tới hoàn cảnh gia đình, sở thích cá nhân hay những vấn đề nhân viên gặp phải là cách thức vô cùng hiệu quả giúp mọi người hiểu và thông cảm cho nhau, dễ dàng hợp tác trong công việc hơn.
1.6. Tự xây dựng một hình mẫu cho chính mình
Là một người sếp sẽ có lúc bạn nóng giận mà mắc sai sót trong việc quản lý nhân viên. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng bằng việc cố gắng noi theo hình mẫu mà bạn đã xây dựng nên. Hạn chế những sai lầm không đáng có, hãy trở thành người lãnh đạo lý tưởng của đội ngũ nhân viên. Với cách này bạn sẽ dễ dàng lấy được sự tôn trọng, tin tưởng và trung thành từ phía nhân viên một sẽ dễ dàng
1.7. Không ngừng trau dồi và học hỏi
Lãnh đạo là một người yêu cầu có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, để trở thành một vị sếp được nhân viên nể phục và tôn trọng bạn cần không ngừng học tập cũng như trau dồi kiến thức kĩ năng mềm. Hãy chứng tỏ cho mọi người thấy bạn không chỉ là một người sếp có đủ năng lực mà còn là một vị lãnh đạo thu phục được lòng người.
2. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về bí kíp học cách làm sếp để trở thành một vị lãnh đạo hoàn hảo. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ tích lũy thêm được những kiến thức cũng như kinh nghiệm để trở thành một người sếp “quốc dân”. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: