Những tố chất làm sếp không thể thiếu nếu bạn muốn “làm to”
Kỹ năng, kinh nghiệm nghiệm hay bề dày thành tích công tác vẫn là chưa đủ nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Bởi khi này, vai trò, trách nhiệm của bạn đã hoàn toàn khác. trên thực tế, ngoài các yếu tố kể trên thì tố chất làm sếp đóng vai trò không hề nhỏ trong thành công của người đứng đầu.
Với vai trò và vị trí quan trọng trong công ty, bạn phải biết cách cân bằng công việc, quản lý thời gian để mọi hoạt động được diễn ra đúng tiến độ và mang lại hiệu quả cao nhất. Vậy những tố chất hội tụ trong một nhà lãnh đạo giỏi là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Trực giác nhạy bén, tư duy hiện đại
Trên cương vị của người quản lý, bạn sẽ nắm trong tay quyền quyết định đối với mọi việc trong công ty. Đương nhiên, không phải lúc nào bạn cũng là người chiến thắng tuyệt đối, nhưng điều đó không có nghĩa là được mắc sai phạm nhiều lần. Để hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh, thì tư duy, khả năng phân tích, nhìn nhận vấn đề và tư duy là vô cùng quan trọng. Nhờ đó mà có được nhận định đúng đắn, hỗ trợ đưa ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Khả năng giao việc
Có một sai lầm mà rất nhiều nhà lãnh đạo mắc phải, dẫn đến việc nhân viên không thể phát triển còn mục tiêu đề ra thì đi vào bế tắc. Đó chính là luôn muốn tự mình làm toàn bộ công việc từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Hay nói theo cách dễ hiểu là họ không có khả năng giao việc, thiếu tin tưởng vào cấp dưới và xu hướng muốn kiểm soát mọi thứ quá lớn.
Nhưng thực chất, chúng ta không nhất thiết phải làm như vậy. Là sếp bạn cần nắm bắt chính xác khả năng của nhân viên, biết được thực lực của họ như thế nào? Mức độ hoàn thành công việc là bao nhiêu? Cần làm những gì để cải thiện năng suất làm việc? Điểm mạnh của từng cá nhân là gì để phân chia nhiệm vụ cho phù hợp? Cách quản lý nhân viên như thế nào cho hiệu quả?
Có tham vọng
Tham vọng là yếu tố quan trọng không chỉ đối với riêng nhà lãnh đạo mà bất cứ ai cũng cần phải có nếu muốn phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn không biết cách giữ nó ở một mức độ phù hợp. Nếu tham vọng quá thấp, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ luôn ở trong trạng thái hài lòng với thực tại. Như vậy khả năng phát triển sẽ không có, thay vào đó chỉ mãi dậm chân một chỗ. Ngược lại, khi có quá nhiều tham vọng, dễ khiến nhà lãnh đạo thiếu đi một cái đầu lạnh, gấp gáp với các dự định chồng chéo nhau, dẫn đến các quyết định sai lầm.
Sau cùng, một nhà lãnh đạo sáng suốt sẽ biết mình cần gì, tiềm lực hiện tại ra sao để đưa ra hướng phát triển cụ thể nhất. Một tham vọng phù hợp sẽ giúp bạn nỗ lực hết mình, đem lại thành công trong công việc cũng như tạo sự an tâm cho nhân viên.
Không ngừng trau dồi kiến thức và nâng cao chuyên môn
Khi đã trở thành một người sếp không có nghĩa là bạn được phép chấm dứt việc học hỏi. Theo một số nghiên cứu cho biết, những người thành công thường có xu hướng đọc sách và học hỏi từ những người khác. Chính vì vậy, bạn cần nỗ lực không ngừng, tích lũy những kiến thức trong thực tế và trong công việc. Bạn cần có tâm thế luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước để theo kịp những thay đổi của thời đại. Bởi sự cạnh tranh hoàn toàn không có chỗ đứng cho cách làm cũ và tư duy cũ.
Không nên bỏ qua: Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, giúp nhà quản trị theo dõi chặt chẽ toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh hiệu quả.
Kỹ năng đưa ra quyết định
Một người quản lý không thể thiếu đi sự quyết toán, khi nào cũng mong chờ người khác quyết định thay mình. Là người đứng đầu của một cơ quan, bộ phận, bạn phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn trong mọi điều kiện. Tuy nhiên, để có được những kỹ năng này không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi ở bạn những kiến thức về chuyên môn, dự đoán và nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Có nên dùng phần mềm quản lý bán hàng trong kinh doanh thời công nghệ số?
Biết hi sinh
Ở vị trí lãnh đạo, thường xuyên bận rộn, căng thẳng, stress là điều khó tránh khỏi, thậm chí đôi khi còn không có thời gian để thư giãn. Có đôi lúc còn phải quyết vô số những vấn đề phức tạp khiến bạn muốn nổ tung đầu. Tuy nhiên đừng tỏ ra bực bội, chán nản hay cáu gắt nhân viên, thay vào đó hãy biết hi sinh và chịu khó vất vả bởi đây là tố chất cần thiết của người lãnh đạo. Ngoài ra, nó còn giúp cho bạn đứng vững hơn ở vị trí một người sếp.
Rất nhiều người đứng ở vị trí lãnh đạo luôn cho mình cái quyền được hưởng lợi ích nhiều hơn là cống hiến. Nhưng thực tế, chính những người biết hi sinh vì mọi người mới có thể đứng ở vị trí lãnh đạo với sự tin tưởng, yêu quý của mọi người.
Trên đây là những chia sẻ về tố chất làm sếp mà người đứng đầu cần có. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm nhiều thông tin mới và có thể tự đánh giá bản thân mình xem có tố chất để trở thành lãnh đạo hay không. Chúc các bạn thành công.