Nhân viên không tôn trọng sếp, nguyên nhân và cách hóa giải

25/04/2022 6723

Gánh nặng, trọng trách, áp lực công việc khiến người lãnh đạo không phải lúc nào cũng có thể vui vẻ và sáng suốt. Đó là lý do trong mắt nhân viên, đôi khi sếp không còn là hình mẫu lý tưởng để học theo. Do đó, khó có thể tránh khỏi trường hợp làm mất lòng tin của cấp dưới dẫn đến việc nhân viên không tôn trọng sếp.

Nếu bạn cũng đang trong tình huống như vậy nhưng không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu và hướng giải quyết như thế nào cho hợp lý. Vậy hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.

Sếp không tôn trọng nhân viên

Muốn mọi người tôn trọng mình, trước hết bạn phải biết cách tôn trọng người khác. Nhiều nhân viên luôn có cảm giác sếp đối xử với mình như một cái máy hoặc một công cụ làm việc. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ đến hiệu suất công việc cũng như khả năng cống hiến và giữ chân nhân viên. Ngoài ra, việc bạn phớt lờ sự tồn tại, bỏ qua những đóng góp, xây dựng của họ và thường xuyên la mắng chính là lý do khiến cho nhân viên không còn tôn trọng và tin tưởng sếp của mình nữa.

Thay vào đó, hay thể hiện rõ ràng là bạn luôn trân trọng mọi cố gắng và đóng góp của từng cá nhân. Đó có thể là một lời khen, khích lệ, cái bắt tay hay những phần thưởng xứng đáng. Nhằm chứng tỏ cho nhân viên thấy họ cũng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. Khi cảm thấy được tôn trọng, chắc chắn họ sẽ nỗ lực và cống hiến nhiều hơn cho tập thể.

Thông tin hữu ích: Những tiêu chí giúp sếp đánh giá nhân viên hữu ích.

Sếp không tôn trọng nhân viên
Sếp không tôn trọng nhân viên

Sếp không tạo được niềm tin cho nhân viên

Bạn luôn yêu cầu cấp dưới của mình đi làm đúng giờ, nộp deadline đúng hạn, cam kết làm mọi việc như lời hứa. Trong khi đó, bản thân thì…không. Vậy thử hỏi bạn có còn là tấm gương trong lòng nhân viên nữa hay không. Đừng bao giờ nghĩ mình là sếp mà có quyền được ngoại lệ.

Luôn nhớ rằng, lãnh đạo chính là tấm gương sáng để nhân viên học tập và noi theo. Bên cạnh đó, mọi người trong công ty cũng đang theo dõi xem bạn có làm đúng như những gì bạn nói, bạn hứa. Vì vậy, khi đã trót lỡ một deadline hay không thể hoàn thành nhiệm vụ nào đó thì đừng cố viện cớ hay chối bỏ sai lầm này. Thay vào đó hãy thành thật nhận lỗi, nhận trách nhiệm và cố gắng làm tốt ở lần sau, như chính cái cách mà bạn yêu cầu ở nhân viên của mình.

Lãnh đạo chính là tấm gương sáng để nhân viên học tập và noi theo
Lãnh đạo chính là tấm gương sáng để nhân viên học tập và noi theo

Sếp không đủ năng lực

Năng lực ở đây được đánh giá trên nhiều khía cạnh. Có thể là kinh nghiệm làm việc, khả năng xử lý vấn đề, cách tư duy và cả phương pháp quản lý. Nếu nhà lãnh đạo không thực hiện tốt được những điều này thì bị nhân viên đánh giá thấp là không có gì khó hiểu. Thêm vào đó khả năng cao họ sẽ rời bỏ công ty. Bởi ở đây sếp là người đứng đầu nhưng không có gì đáng để học hỏi, không có cơ hội phát triển bản thân.

Cách tốt nhất để xử lý vấn đề này chính là lãnh đạo phải không ngừng trau dồi và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Không thể vì bản thân chưa giỏi nên chỉ tuyển những người yếu kém hơn. Thực tế, bạn cần có những cá nhân giỏi, xuất sắc để giúp công ty phát triển. Hãy học hỏi ở chính nhân viên, bởi đôi khi họ có những kiến thức, kinh nghiệm mà không trường lớp nào dạy bạn.

Có thể bạn quan tâm: Quản lý hoạt động kinh doanh sẽ đơn giản, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn khi có sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất.

Lãnh đạo phải không ngừng trau dồi và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình
Lãnh đạo phải không ngừng trau dồi và học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của mình

Kìm hãm sự phát triển của nhân viên

Cách quản lý khắt khe của người làm sếp có thể khiến nhân viên cảm thấy ngột ngạt và ức chế. Một người phát huy hết khả năng và đạt hiệu quả cao trong công việc khi tinh thần thực sự thoải mái. Cảm giác bị ép buộc vì bất cứ lý do gì chính là sợi dây trói buộc nhiệt huyết và hiệu quả làm việc của nhân viên.

Giao nhiệm vụ cho nhân viên có tiềm lực là việc vô cùng quan trọng. Bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc hơn khi chỉ đạo đúng người, đúng việc thay vì ôm tất cả vào mình. Nói cách khác, hãy ngưng làm việc thay vào đó nên biết cách điều hành tập thể một cách chuyên nghiệp. Cứ để nhân viên được tự do bước vào sân chơi của họ và tạo điều kiện để thể hiện hết khả năng, cống hiến hết sức mình.

Click xem ngay: Phần mềm Abit – Giải pháp giúp nhà quản trị quản lý nhân viên, phân quyền rõ ràng và đánh giá năng suất làm việc chính xác nhất.

Kìm hãm sự phát triển của nhân viên
Kìm hãm sự phát triển của nhân viên

Luôn đổ lỗi cho nhân viên

Nếu thường xuyên đổ lỗi của toàn tập thể cho nhân viên của mình, tìm ra các lý do để biện minh cho bản thân, vậy bạn chính là người sếp ích kỷ. Chắc chắn một điều rằng, không một ai đủ kiên nhẫn để mãi đi tôn trọng người sếp như thế.

Một nhà lãnh đạo tốt là người luôn nhận một phần trách nhiệm của tập thể và biết san sẻ thành tích với mỗi cá nhân. Điều này không có nghĩa là lỗi hoàn toàn là do bạn mà là trách nhiệm với tư cách là một người quản lý. Đã không thúc đẩy và điều khiển con tàu đi đúng hướng. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ qua lỗi lầm cho bất cứ ai. Cần thẳng thắn phê bình và cho họ thấy sếp luôn bên cạnh sát cánh và vượt qua.

Nhân viên không còn tôn trọng sếp
Nhân viên không còn tôn trọng sếp

Không đơn thuần mà một người dành sự tôn trọng của mình cho ai đó. Họ phải thấy được có điều gì xứng đáng ở bạn mới có thể dễ dàng trao đi. Đừng nghĩ là sếp thì nghiễm nhiên cấp dưới phải sùng bái hay noi theo. Như những gì đã phân tích ở trên. Một khi nhân viên không tôn trọng sếp nữa thì kết cục sẽ không bao giờ tốt đẹp được.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

8 ý tưởng kinh doanh gần chợ “hốt bạc” mà bạn không nên bỏ lỡ

8 ý tưởng kinh doanh gần chợ “hốt bạc” mà bạn không nên bỏ lỡ

20/05/2020 16240

Tưởng chừng kinh doanh gần chợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì mặt hàng gì cũng có và cạnh tranh quá nhiều nhưng thật ra không phải vậy. Nếu bạn đem đến sự khác biệt và lợi ích cho…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot