Bật mí các bí kíp kinh doanh đồ mẹ và bé từ A-Z cho người mới (P1)
Bạn là một bà mẹ bỉm sữa yêu thích những đồ dùng thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mình và nhiều người khác. Vậy thì không hướng đi nào thích hợp hơn bằng kinh doanh đồ mẹ và bé. Việt Nam là nước có dân số trẻ, thị trường sản phẩm mẹ và bé rất tiềm năng. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công dù đầu tư rất mạnh tay. Những chủ shop thành công đều có những bí quyết riêng để bắt đầu phát triển sự nghiệp được thuận lợi.
Tiềm năng khi mở cửa hàng kinh doanh đồ mẹ và bé
Có nên mở cửa hàng mẹ và bé không? Đó chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người đam mê kinh doanh hiện nay. Trước sự cạnh tranh của rất nhiều thương hiệu lớn như Jim Tồ, Kids Plaza, BiboMart,… Liệu bạn có thể phát triển thuận lợi được không? Hãy xem những lý do sau đây trước khi quyết định:
– Tỷ lệ trẻ em ra đời ở Việt Nam Cao (1,6 triệu người/năm) nên nhu cầu phát sinh liên tục. Thị trường phát triển rất tiềm năng với nguồn khách hàng ổn định. Như vậy nếu mở cửa hàng sẽ đem lại lợi nhuận đều đặn và không lo hết khách.
– Tâm lý cha mẹ lúc nào cũng mong mang đến những điều tốt nhất tới con cái. Vì thế nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng. Đồng nghĩa với việc sự lựa chọn về mặt hàng, sản phẩm để bán càng dễ.
– Nếu bạn là một bà mẹ bỉm sữa thì càng am hiểu về nhu cầu người dùng. Các kế hoạch kinh doanh mẹ và bé càng đánh trúng thị hiếu khách hàng vì chính bạn cũng đang là một người sử dụng sản phẩm.
– Nguồn hàng mẹ và bé rất phong phú, dễ nhập với nhiều mức giá từ bình dân đến cao cấp. Kể cả khi ít vốn vẫn có thể chọn được hình thức làm CTV, bán online. Sau khi có nguồn khách hàng nhất định thì mở shop cũng không muộn.
– Nguồn khách hàng tiềm năng không đâu xa mà chính là những người xung quanh bạn. Đó là ban bè của bạn (những người cũng làm mẹ), họ hàng, người quen, đồng nghiệp,.. Chưa kể đến là việc bán hàng trên hội nhóm Facebook, Instagram hay Zalo cũng rất hiệu quả.
Kinh nghiệm kinh doanh đồ cho mẹ và bé chi tiết
Xác định mô hình kinh doanh mẹ và bé phù hợp
Đây là bước quyết định quan trọng để định hướng cho sự phát triển của cửa hàng. Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh để bạn lựa chọn. Tùy thuộc vào đặc điểm tài chính, sản phẩm, thị trường và phân khúc khách hàng chủ đạo để xác định cho phù hợp.
– Kinh doanh online đồ mẹ và bé
Hình thức này không cần quá nhiều vốn đầu tư ban đầu. Bởi vì bạn sẽ không mất các chi phí thuê cửa hàng, sửa sang shop, đầu tư trang thiết bị,…chỉ mất chi phí nhập hàng và marketing (nếu cần). Việc bán online có lợi ích là giúp bạn tiết kiệm tiền vốn, dễ dàng phát triển shop với quy mô toàn diện. Chủ cửa hàng kinh doanh đồng thời nhiều mô hình Bán hàng đa kênh như Tiki, Shopee, Lazada, Website, Fanpage,… Thu về nguồn lợi không chỉ từ 1 nơi và 1 lượng khách hàng mà từ nhiều nguồn và không giới hạn phạm vi tiếp cận.
– Mở cửa hàng bán đồ mẹ và bé:
Chi phí đầu tư một cửa hàng trực tiếp chắc chắn sẽ nhiều hơn online. Trong đó bạn cần tính toán đến tiền thuê mặt bằng, nhân viên, sửa sang, trang trí shop, các loại thiết bị phần mềm hỗ trợ bán hàng,…Trung bình 1 cửa hàng ở các tỉnh rơi vào khoảng 300 – 600 triệu. Còn thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh rời vào khoảng 500 – 800 triệu với diện tích từ 30- 50m2, phân khúc bình dân và quy mô vừa.
– Nhượng quyền thương hiệu mẹ và be:
Bạn sẽ phải trả chi phí nhượng quyền để mở 1 cửa hàng có mô hình tương tự từ các thương hiệu lớn trên thị trường. Đổi lại bạn sẽ được cung cấp kiến thức về kinh doanh, set-up bối cảnh, sản phẩm, nguồn hàng, chiến lược marketing đến khi cửa hàng hoạt động ổn định. Điểm trừ là dù nhượng quyền nhưng thương hiệu vẫn là của người khác. Bạn đang kinh doanh nhưng vẫn phụ thuộc nhiều yếu tố vào thương hiệu lớn hơn.
Chọn lọc các sản phẩm muốn kinh doanh đồ mẹ và bé
Các sản phẩm dành cho mẹ và bé rất đa dạng và liên tục được cập nhật. Vì thế bạn cần chọn lọc sản phẩm kĩ lưỡng theo nhiều yếu tố như nguồn vốn, nhu cầu thị trường, phân khúc khách hàng hoặc theo độ tuổi sinh (trước khi sinh, sau sinh, 1 tháng, 3 tháng,..)
Nhóm mặt hàng dành cho mẹ :
- Đồ dùng chăm sóc cá nhân: băng vệ sinh, gen bụng, dung dịch vệ sinh, đai lưng,…
- Vật dụng hỗ trợ: lót thấm sữa, Túi đựng sữa, Đai lưng,..
- Thực phẩm cho mẹ: Sữa bầu, Cốm lợi sữa…
- Thời trang cho mẹ bầu
Nhóm hàng dành cho bé:
- Thời trang trẻ em
- Nhóm mặt hàng tã, bỉm
- Nhóm mặt hàng sữa, đồ ăn dặm, đồ ăn vặt cho bé, các loại thực phẩm chức năng
- Nhóm mặt hàng gia dụng: máy vắt sữa, máy hâm sữa, xe đẩy, nôi, chậu tắm, đồ sơ sinh, tã, lót, khăn mặt, khăn tắm…
- Nhóm mặt hàng chăm sóc cơ thể: tăm bông, sữa tắm, phấn rôm, dung dịch giặt xả, dầu gội, kem dưỡng…
- Các loại đồ chơi thông minh, dụng cụ học tập
Lấy hàng sỉ mẹ và bé ở đâu?
Một trong những thành công của khi kinh doanh cửa hàng mẹ và bé chính là lựa chọn được nguồn hàng chất lượng, giá tốt. Dù bạn theo phân khúc khách hàng cao cấp hay bình dân thì nên chọn những sản phẩm tương ứng phù hợp với giá cả.
Đồng thời đừng nên ôm đồm quá nhiều sản phẩm cùng một đợt nhập. Bởi vì cửa hàng mới mở vốn và kinh nghiệm đánh giá tiềm năng sản phẩm còn hạn chế. Trước mắt nên nhập hàng thiết yếu – dễ bán – ai cũng cần cho việc chăm sóc mẹ và bé. Sau đó mở rộng thêm một số mẫu mới về bán để đo lường sức mua của khách. Lấy hàng sỉ mẹ và be ở đâu? Dưới đây là một số nguồn sỉ hàng mẹ và bé để gợi ý cho bạn:
Chợ đầu mối – Nguồn hàng kinh doanh đồ mẹ và bé
Ninh Hiệp, Đồng Xuân (Hà Nội), Tân Bình, An Đồng, Hạnh Thông Tây (TPHCM).. Hoặc các chợ vải, chợ truyền thống ở địa phương của bạn. Nguồn hàng này khá đa dạng, giá thành rẻ nhưng chất lượng chỉ ở mức bình dân. Nếu muốn lấy hàng rẻ hơn có thể lên các chợ sát biên giới như Lạng Sơn, Móng Cái,.. Nhiều nhất ở chợ là các mặt hàng quần áo và đồ dùng sơ sinh. Các dụng cụ máy móc, gia dụng thường ít hơn và không đa dạng.
Lấy từ các shop đổ sỉ, shop buôn lớn
Bạn dễ dàng tìm thấy các shop buôn sỉ đủ các sản phẩm vói giá chiết khấu dành cho đối tác, CTV. Giá thành sẽ cao hơn so với việc tự đi đặt hàng. Mẫu mã sẽ bị phụ thuộc vào nhà cung cấp nên bạn không được tự chọn. Đổi lại thì bạn có thể nhập số lượng ít về bán thử trước khi nhập nhiều.
Nguồn hàng ngoại nhập
Bạn có thể lên website tự đặt (order) hoặc nhờ các dịch vụ order hộ về Việt Nam. Một số mặt hàng được ưa chuộng nhất có thể kể đến Quảng Châu – Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, châu Âu hoặc hàng xách tay Nhật, Đức.. Nếu không có quá nhiều vốn, bạn có thể gom order để giảm rủi ro. Còn nếu có điều kiện tốt hơn thì sang tận nơi để đánh hàng. Vừa được trực tiếp kiểm tra sản phẩm vừa thương lượng được giá gốc.
Trên đây là những kinh nghiệm cơ bản để bước đầu kinh doanh đồ mẹ và bé. Sang đến phần 2 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những mô hình vận hành và quản lý hiệu quả cho cửa hàng. Mời bạn đón đọc phần 2 trên blog Abit nhé. Chúc bạn thành công.