Cách tính chi phí quảng cáo và phương pháp tối ưu chiến dịch hiệu quả
Bạn đang không biết cách tính chi phí quảng cáo trên Facebook như thế nào? Làm sao để ngân sách bỏ ra thấp nhất nhưng hiệu quả đạt được là cao nhất? Vậy hãy tham khảo bài viết sau đây ngay. Chúng ta sẽ cùng vén màn bí mật giúp bạn kiểm soát tối ưu chi phí Facebook Ads.
Cách tính chi phí quảng cáo trên Facebook
Facebook tính giá quảng cáo như thế nào? Và đâu là hình thức tối ưu nhất cho chiến dịch của bạn? Để trả lời được những câu hỏi này, bạn cần biết các cách tính phí chính của Facebook. Bao gồm 2 dạng chính là: CPC (cost per click) và CPM (Cost per mille). Trong đó:
CPC ( cost per click)
Đây được xem là hình thức tính phí phổ biến nhất với các dạng quảng cáo trên internet nói chung và Facebook nói riêng. Người đặt Ads chỉ phải trả tiền khi có người click vào nó. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có hàng ngàn hiển thị miễn phí nếu không có ai click vào quảng cáo. Hình thức này phù hợp với những ai có ngân sách thấp và không đủ thời gian để tối ưu hóa chiến dịch. Giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí bởi giá trên mỗi lượt nhấp chuột thường không cao. Ngoài ra, nó còn tùy thuộc vào mức giá thầu và phạm vi tiếp cận của quảng cáo.
CPM (Cost Per Mile)
CPM được hiểu là chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị và được sử dụng như một cách tính chi phí tương đối. Facebook sẽ trừ tiền mỗi khi người dùng nhìn thấy mẫu quảng cáo của bạn kể cả khi họ không click vào nó. Hình thức này khá tốn kém và khó đo lường hiệu quả kinh tế sau cùng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quảng cáo của bạn sẽ vượt trội hơn giá thầu ước tính của Facebook.
Một số hình thức khác
CPL ( cost per like): CPL là cách tính phí trực tiếp dựa trên lượt like Fanpage. Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu kinh doanh hay mới khai thác kênh Facebook thì không nên sử dụng hình thức này. Bởi chi phí khá cao và không thực sự phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn.
CPI (cost per installation): Tính phí theo lượt cài đặt ứng dụng điện thoại, thông qua đường dẫn quảng cáo được đặt trên Facebook.
CPV (cost per view): Là hình thức quảng cáo được tính dựa trên lượt xem video clip. Với mỗi lượt xem video quảng cáo trên facebook bạn mới phải trả tiền cho facebook.
➤ Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook trợ thủ đắc lực cho các “ông trùm” ngàn đơn nhờ hàng loạt các tính năng: Báo cáo chí phí Facebook Ads, doanh số, hàng bán chạy, đo lường và phân tích hiệu quả từng chiến dịch mà không cần mở trình duyệt quảng cáo phức tạp – khó hiểu.
Cách tiết kiệm chi phí quảng cáo Facebook
Chia nhỏ chiến dịch
Với những chiến dịch dài, bạn có thể chia nhỏ thành các chiến dịch nhỏ hơn và thực hiện từng phần với gói thầu thấp. Mục đích của việc làm này là nhằm tăng được lượt hiển thị với chi phí thấp hơn.
Sử dụng hình ảnh kích thước bé và chèn nhiều hình
Với ngân sách quảng cáo thấp, bạn nên sử dụng hình ảnh có kích thước nhỏ, thậm chí là chèn thêm nhiều hình khác. Cách này giúp khách hàng có nhiều khả năng lựa chọn hơn. Như vậy, bạn không chỉ tối ưu được hiệu quả, mà còn giảm bớt được các chiến dịch.
Thiết lập phạm vi quảng cáo phù hợp
Bạn chỉ nên khoanh vùng quảng cáo trong phạm vi mà doanh nghiệp có thể tiếp cận. Đừng tham chọn vùng lớn, bởi nó chỉ khiến chi phí trở nên đắt đỏ. Càng thu hẹp được đối tượng thì số tiền phải bỏ ra càng rẻ và hiệu quả càng cao.
➤ Bạn nghĩ rằng không thể quản lý Fanpage nếu rời xa máy tính? Điều đó hoàn toàn sai lầm khi Ứng dụng quản lý bán hàng miễn phí trên iPhone ra đời. Cho dù bạn đi đánh hàng, gặp đối tác, đi chơi, du lịch cách xa cả ngàn cây số vẫn có thể kiểm soát và xử lý toàn bộ quy trình bán hàng đơn giản và nhanh chóng.
Chạy thử nhiều chiến dịch nhỏ
Việc chạy thử các chiến dịch nhỏ sẽ giúp bạn đánh giá và đo lường được mức độ hiệu quả. Từ đó biết nên thực hiện theo hướng nào là tốt ưu nhất. Hạn chế được các rủi ro so với chạy trực tiếp một chiến dịch lớn ngay từ đầu.
Sử dụng tài khoản Business để lập Fanpage
Có 2 loại tài khoản có thể lập được Fanpage là tài khoản cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu lập bằng tài khoản doanh nghiệp bạn sẽ nhận được nhiều sự “ưu ái” hơn. Chẳng hạn như:
- Được Facebook cập nhật sớm nhất các tính năng và phần mềm về quảng cáo
- Được Facebook cung cấp đầy đủ các công cụ hỗ trợ trong suốt quá trình chạy chiến dịch quảng cáo
- Được hỗ trợ chu đáo từ Facebook Ads Team nếu gặp phải lỗi khi chạy quảng cáo
- Quản lý Fanpage tối ưu hơn tài khoản cá nhân. Có khả năng quản lý cùng lúc nhiều Fanpage trên cùng một trình duyệt
- Bộ máy quản lý phân quyền rõ ràng, thích hợp đối với doanh nghiệp. Dễ dàng thêm bớt thành viên.
♦ Dành cho chủ shop: Tự động trả lời comment facebook – cách giữ chân khách hàng hiệu quả nhất
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách tính chi phí quảng cáo và phương pháp tối ưu chiến dịch hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công với chiến dịch Facebook Ads của mình.