Những chiến lược giá đỉnh cao giúp gia tăng doanh số hiệu quả nhất

25/04/2022 2359

Chiến lược giá được xem như một nghệ thuật đòi hỏi nhà kinh doanh phải có những thử nghiệm, trải nghiệm kết hợp với định hướng phải triển sản phẩm để đưa ra được quyết định chính xác và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những chiến lược giá mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn gia tăng doanh số.

Đặt giá ở mức cao cấp

Đặt giá ở mức cao là chiến lược mà doanh nghiệp, cửa hàng sẽ đặt ra mức giá cao hơn với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành của mình. Phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao nhất trong thời gian đầu của vòng đời sản phẩm. Tiếp thị tập trung vào tâm lý “tiền nào của nấy” của người tiêu dùng. Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng tiêu thụ sản phẩm và cách bán độc đáo, mới lại trên thị trường.

Tuy nhiên, việc đặt giá cao yêu cầu nhà kinh doanh phải làm việc chăm chỉ, thực sự nhạy bén để xây dựng nhận thức nhất định về sản phẩm. Song song với việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, bạn còn cần chú trọng tới các nỗ lực marketing, bao bì sản phẩm, cách trang trí của hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… Để khách hàng vẫn vui vẻ và sẵn sàng chi trả với mức giá cao hơn.

Đặt giá ở mức cao cấp
Đặt giá ở mức cao cấp

Chiến lược định giá hớt váng

Đây là chiến lược cực kỳ hiệu quả với một số thị trường chuyên cung cấp các sản phẩm có thiên hướng nhiều tới lifestyle, có khả năng tạo ta trào lưu, xu hướng mới, vòng đời ngắn và dễ bị đào thải bởi các sản phẩm khác một cách nhanh chóng. Đối với phương án này, doanh nghiệp sẽ định giá cao ngay từ đầu. Nhắm tới mục tiêu thu lợi nhuận nhanh nhất có thể. Sau một thời gian thì giảm giá dần dần và ngừng kinh doanh mặt hàng đó. Tập trung nhắm vào nhóm khách hàng có thu nhập cao và phản ứng nhạy khi thị trường có các trào lưu mới.

Chiến lược định giá hớt váng
Chiến lược định giá hớt váng

Chiến lược hủy diệt bằng giá

Ở những thị trường nhạy cảm về giá, giá cả là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hay không, thì đây là chiến lược giúp bạn loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đẩy giá xuống tới mức không thể có lãi trong một khoảng thời gian nào đó. Nhằm làm suy yếu lợi thế cạnh tranh về đối thủ, khiến họ không thể gia nhập thị trường được. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi bạn phải có sự hậu thuẫn lớn về tài chính. Nếu không giải pháp này có thể đẩy doanh nghiệp vào những trường hợp nguy hiểm, báo động.

Chiến lược hủy diệt bằng giá
Chiến lược hủy diệt bằng giá

Định giá lỗ để thu hút khách hàng

Với phương pháp này, bạn sẽ chấp nhận lỗ hoặc một vài sản phẩm chấp nhận định giá bán thấp hơn giá vốn. Nhằm kéo khách hàng, xây dựng mạng lưới khách hàng và gia tăng độ nhận diện cho thương hiệu. Phổ biến nhất dưới hình thức một portfolio hoặc bán combo đa sản phẩm. Chẳng hạn như các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh thường cung cấp những sản phẩm hấp dẫn với mức giá vô cùng rẻ như kem, để khách hàng có động lực ghé tới. Và hầu như khi đã mất công tới cửa hàng, thường ít ai chỉ gọi một cây kem thôi phải không nào?

Định giá lỗ để thu hút khách hàng
Định giá lỗ để thu hút khách hàng

Chiến lược giá khi xâm nhập ngành hàng

Với những doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào một thị trường mới, đặc biệt là thị trường đặc thù, độ nhạy cảm cao về giá, thì việc đưa ra một con số hơn hẳn so với các đối thủ sẽ kích thích khách hàng chuyển qua dùng thử. Bởi họ nhìn thấy tiềm năng về giá bán mà bạn mang lại. Người bán luôn kỳ vọng sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận và phủ sóng rộng rãi hơn.

Dĩ nhiên, để làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải có lợi thế về chi phí hoặc khả năng tài chính đủ mạnh để chịu được lỗ trong một thời gian dài. Vì nó giúp nâng cao doanh số và tạo ra doanh thu theo thị phần nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận đạt được.

Chiến lược giá khi xâm nhập ngành hàng
Chiến lược giá khi xâm nhập ngành hàng

Chiến lược giá phân biệt

Đây là hình thức 1 sản phẩm, dịch vụ nhưng lại có nhiều mức giá khác nhau. Tùy vào điểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm và địa điểm mà doanh nghiệp thay đổi giá sao cho phù hợp. Định giá phân biệt được thực hiện khi kinh doanh mặt hàng với hai hay nhiều mức giá, mà điều này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí. Chẳng hạn rạp chiếu phim sẽ đưa ra các mức giá cho những khung giờ khác nhau, phục vụ cho các nhóm người xem khác nhau.

Chiến lược giá phân biệt
Chiến lược giá phân biệt

Chiến lược giá cần được thực hiện một cách thông minh và hiệu quả để đảm bảo doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác nhất. Hy vọng với những giải pháp được đề cập đến trong bài viết thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Khởi nghiệp là gì? Bật mí 5 ý tưởng khởi nghiệp hay nhất 2020

Khởi nghiệp là gì? Bật mí 5 ý tưởng khởi nghiệp hay nhất 2021

09/06/2020 2788

“Khởi nghiệp” là cụm từ mà được nhiều người nhắc đến trong những năm gần đây. Nhất là trong các chương trình truyền hình như Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ. Vậy liệu bạn đã hiểu hết khởi nghiệp…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot