Giám đốc kinh doanh là gì? Bật mí về nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh

25/04/2022 2408

Doanh số và lợi nhuận là những yếu tố chính mà doanh nghiệp quan tâm và hy vọng đạt được. Và đảm nhận trọng trách hoàn thành các chỉ tiêu này chính là giám đốc kinh doanh. Vậy giám đốc kinh doanh là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh hay còn được gọi với cái tên CCO (Chief Customer Officer) là một chức danh quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Chỉ xếp sau CEO-giám đốc điều hành. CCO là người đảm nhận vai trò xây dựng và quản lý toàn bộ hoạt động liên quan tới việc phân phối sản phẩm, dịch vụ, khách hàng,…

Kết quả trong việc quản lý của giám đốc kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới việc tạo ra doanh số và lợi nhuận đối với doanh nghiệp. Họ nắm giữ các mối quan hệ quan trọng với khách hàng, đối tác thậm chí là đối thủ cạnh tranh. Độ mật thiết của các mối quan hệ này tác động không hề nhỏ tới thành công của công ty tại thời điểm hiện tại thậm chí là tương lai.

Giám đốc kinh doanh là gì?
Giám đốc kinh doanh là gì?

♦ Tìm hiểu thêm: Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trong kinh doanh như thế nào?

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là gì?

Lãnh đạo hoạt động kinh doanh

Giám đốc kinh doanh làm gì? Đầu tiên đó là cần xác định được phương hướng kinh doanh của công ty là gì. Từ đó đưa bộ máy tổ chức đi theo phương hướng đó. Nhằm đạt được sự phát triển bền vững và lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Mỗi CCO thường quản lý một cơ chế gồm các nhóm kinh doanh, đội ngũ marketing, PR, quan hệ khách hàng. Họ cần đảm bảo rằng các mảnh ghép này hoạt động hiệu quả và bổ trợ cho nhau.

Bên cạnh đó, một CCO cần phải hoạch định với ban giám đốc về các chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tới của mình. Trong đó có đủ các yếu tố về mặt hàng, thương hiệu, nhu cầu thị trường, các chi phí liên quan, lợi nhuận dự kiến,…

Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là gì?
Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh là gì?

Dự đoán thị trường và xây dựng kế hoạch bán hàng

Chiến lược bán hàng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành bại trong một chiến dịch kinh doanh. Công việc của CCO sẽ là theo dõi sát sao, đánh giá thực tế công việc so với hoạch định ra sao. Trong trường hợp tình hình không khả quan, phải cố gắng thu hẹp khoảng cách này càng ngắn càng tốt.

Ngoài ra, dựa vào các báo cáo, số liệu cùng kỳ trong quá khứ, kết hợp với xu hướng và tình hình thị trường hiện tại. Giám đốc kinh doanh phải có những dự báo mới về tình hình kinh doanh ở tương lai gần. Từ đó xây dựng kế hoạch bán hàng chi tiết và hiệu quả.

Dự đoán thị trường và xây dựng kế hoạch bán hàng
Dự đoán thị trường và xây dựng kế hoạch bán hàng

♦ Tìm hiểu thêm: So sánh các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất 2021

Quản lý, đào tạo và phát triển con người

Khả năng của giám đốc kinh doanh không chỉ dựa vào kết quả bán hàng. Mà còn được thể hiện ở công tác tuyển dụng, phân bổ, điều hành và phát triển nguồn nhân lực. Nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Chỉ khi CCO có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và trình độ mới có thể dẫn dắt, dễ dàng quản lý đội ngũ nhân viên của mình. Biết cách tạo cơ hội cho họ cọ sát, tiếp cận nhiều hơn những thử thách. Qua đó phát triển bản thân và học hỏi kinh nghiệm.

Quản lý, đào tạo và phát triển con người
Quản lý, đào tạo và phát triển con người

Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh

Khi các doanh nghiệp mọc lên như nấm, đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh. Vậy giám đốc kinh doanh cần làm gì? Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra các mối quan hệ “ruột” trong kinh doanh. Không ai khác CCO chính là người đảm nhận vai trò trên. Để làm được điều này, trước hết phải có tầm nhìn chiến lược để mở rộng các mối quan hệ bao phủ khắp thị trường. Kỹ năng đàm phán được xem như chìa khóa thành công. Giúp giám đốc kinh doanh tìm kiếm, duy trì cũng như mở rộng đối tượng khách hàng của mình.

Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh
Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh

♦ Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 7 yếu tố quan trọng giúp nhận biết một người “sếp giỏi”

Vạch ra chiến lược dài hạn và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp

Với khả năng điều hướng chiến lược kinh doanh, CCO không thể bỏ qua nhiệm vụ hoạch định chiến lược dài hạn và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Đầu tiên, họ sẽ trình bày kế hoạch của mình trước ban giám đốc điều hành. Sau khi được phê duyệt sẽ lên các bước để triển khai hướng tới mục tiêu cuối cùng. Chiến lược càng chi tiết sẽ càng thuyết phục ban lãnh đạo. Việc hành động cũng trở nên trực quan hơn.

Bên cạnh đó, họ cũng phải xây dựng và kiến tạo hình ảnh cho doanh nghiệp. Để tách biệt và khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình giữa hàng ngàn thương hiệu khác là một điều không hề dễ gì. Chính vì vậy, yêu cầu giám đốc kinh doanh phải tạo ra sự nổi bật trong sản phẩm của mình. Thức mà đối thủ không có được.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi giám đốc kinh doanh là gì. Hy vọng những chia sẻ trên có thể mang lại kiến thức thực sự hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Ý tưởng kinh doanh 4.0

9 ý tưởng kinh doanh 4.0 siêu hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

22/04/2020 5416

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức dành cho các bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp. Để thành công các bạn phải biết kết hợp giữa ý tưởng với…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot