Cách xử lý hàng bán bị trả lại “cao tay” nhất bạn đã biết chưa?

25/04/2022 6073

Một ngày đẹp trời bỗng khách hàng nổi giận đòi trả lại hàng vì lý do không đâu, thậm chí tố shop lừa đảo, rồi đi bóc phốt rần rần trên các hội nhóm,… Đây là những rủi ro kho tránh khỏi khi kinh doanh, đặc biệt là hình thức online. Vì vậy, để giải quyết êm đẹp tình trạng này, bài viết hôm nay sẽ chỉ bạn những biện pháp xử lý hàng bán bị trả lại cao tay nhất.

Tìm ra nguyên nhân của vấn đề

Quy trình trả lại hàng thường khá rắc rối và chất lượng sản phẩm có thể đã bị ảnh hưởng. Nên đa phần các cửa hàng đều từ chối khi được khách đề nghị trả lại hàng. Tuy nhiên, đây lại là nhát kéo cắt đứt mối quan hệ mà người bán đã bỏ công xây dựng bấy lâu nay. Do vậy, thay vì mất khách để bán được hàng, một người kinh doanh khôn khéo sẽ biết cách tìm ra nguyên nhân của vấn đề nhằm đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Hãy từ tốn hỏi và tìm hiểu lý do mà khách gặp phải, tệ đến mức nào mà khiến họ phải trả lại hàng. Như vậy, người mua sẽ cảm thấy được lắng nghe, cửa hàng quan tâm đến nhu cầu của mình, dịch vụ chăm sóc tốt. Khi đó cơn giận, bức xúc trong lòng sẽ được giảm đi phần nào.

Tìm ra nguyên nhân của vấn đề
Tìm ra nguyên nhân của vấn đề

Tìm ra phương án giải quyết phù hợp

Khi đã khai thác được nguyên nhân, bạn cần xem xét lỗi xuất phát từ đâu, mức độ nghiêm trọng của vấn đề, hư hại của sản phẩm mà đưa ra các phương án giải quyết sao cho phù hợp. Thông thường sẽ xảy ra hai trường hợp như sau.

Hàng bán bị trả lại do lỗi phát sinh từ khách hàng

Trường hợp này đa phần là do khách hàng chủ quan, không đọc hướng dẫn sử dụng, không tìm hiểu qua đặc điểm tính năng nên chọn nhầm sản phẩm không phù hợp. Thậm chí, có nhiều người mua về sử dụng được một thời gian và cảm thấy “không thích nữa” liền đem hàng đi trả. Sau đó dùng những “hạ sách” như chê chất lượng sản phẩm, tố shop lừa đảo, đe dọa bóc phốt nếu không cho trả hàng,… Trên cương vị là người bán hàng, bạn nên dựa vào mức độ hư hại, thời gian khách mua, quy định của cửa hàng để xử lý. Chẳng hạn:

• Sản phẩm chưa qua sử dụng, còn nguyên tem mác, bao bì: Cho phép đổi sản phẩm cùng loại hoặc có giá trị tương đương.

• Sản phẩm có dấu hiệu hư hại nhẹ: Cho phép đổi sản phẩm cùng loại, có giá trị tương đương nhưng phải bù thêm tiền thiệt hại. Hoặc không cho đổi trả bởi nhiều hàng hóa đặc thù khi đã qua sử dụng thì giá trị sẽ giảm đi đáng kể.

• Sản phẩm hư hại nặng: Không cho đổi trả.

Lỗi phát sinh từ phía khách hàng
Lỗi phát sinh từ phía khách hàng

Hàng bán bị trả lại do lỗi phát sinh từ sản phẩm

Đây là lỗi phát sinh từ phía nhà sản xuất. Xảy ra khá phổ biến với hình thức kinh doanh online, bởi khách hàng không trực tiếp chọn hàng mà do người bán tự chọn và đóng gói vận chuyển. Trong trường hợp này, bạn nên xem xét mức độ thiệt hại mà khách hàng gặp phải để đưa ra giải pháp thích hợp. Cụ thể:

• Sản phẩm hư hại nhẹ: Cho phép đổi sang sản phẩm tương tự, cùng loại hoặc có giá trị tương đương.

• Sản phẩm hư hại vừa: Cho phép đổi sang sản phẩm tương tự, cùng loại và tặng thêm những món quà nhỏ như phiếu giảm giá, dịch vụ đi kèm,…

• Sản phẩm hư hại nặng: Hoàn tiền 100% hoặc đổi trả, tặng quà có giá trị.

Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp lỗi phát sinh từ phía cửa hàng như nhân viên tư vấn sai, đóng gói nhầm sản phẩm,… bạn cũng cần xây dựng các chính sách đổi trả sao cho phù hợp.

Hàng bán bị trả lại do lỗi phát sinh từ sản phẩm
Hàng bán bị trả lại do lỗi phát sinh từ sản phẩm

Một số lưu ý khi xử lý hàng bán bị trả lại

Bạn cần lưu ý tới một số điểm sau đây khi xử lý hàng bán bị trả lại. Bao gồm:

• Nên xây dựng chính sách đổi trả hàng chi tiết ngay từ đầu. Phổ biến với khách hàng khi từ khi họ quyết định mua hàng.

• Dù gặp phải sự cố phát sinh nào cũng nên ưu tiên cho các phương án giảm thiểu thiệt hại cho cửa hàng.

• Cần cần tư vấn, giải quyết với trạng thái bình tĩnh, ôn hòa, tránh tình trạng đổ thêm dầu vào lửa.

• Chuyện phân định lỗi thuộc về ai chỉ cần mình bạn ngầm hiểu. Không cần phải hơn thua với khách hàng. Bởi nó chỉ làm mất hình ảnh và giảm uy tín của cửa hàng mà thôi.

• Kiểm soát chặt chẽ quy trình bán hàng bằng phần mềm quản lý bán hàng để hạn chế các sai sót có thể xảy đến. Giúp đồng bộ thông tin, chuyên nghiệp quy trình kinh doanh, quản lý quá trình vận chuyển và hỗ trợ chăm sóc khách hàng chu đáo. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng hàng hoàn hay hàng bán bị trả lại.

Một số lưu ý khi xử lý hàng bán bị trả lại
Một số lưu ý khi xử lý hàng bán bị trả lại

Trên đây là một số cách xử lý hàng bán bị trả lại. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, có thể mang đến cho bạn giải pháp tối ưu trong kinh doanh. Giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả đạt được. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Mô hình kinh doanh chưa có ở Việt Nam nhưng mang nhiều tiềm năng

4 mô hình kinh doanh chưa có ở Việt Nam nhưng mang nhiều tiềm năng

25/05/2020 6931

Ở nước ta hiện nay đã có quá nhiều mô hình kinh doanh giống nhau. Vì vậy để thành công bạn phải là người tạo ra được sự khác biệt. Hãy tham khảo ngay 4 mô hình kinh doanh chưa…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot