Bí quyết nhập môn kinh doanh trên sàn TMĐT cho các “tay mơ”
Thị trường thương mại điện tử đang càng ngày càng sôi động. Nhà nhà, người người hiện nay đua nhau nhập môn kinh doanh trên sàn TMĐT. Nhưng không phải ai cũng chiến thắng. Bạn cần phải biết lợi thế của mình là gì? Cần phải trau dồi cái gì? Hoặc lựa chọn mô hình nào cho phù hợp thì mới mong có lãi được.
Dưới đây là chính những điểm cơ bản cần lưu ý, được chia sẻ bởi ông chủ của Shoptida – doanh nhân Vũ Minh Trà. Người đã có kinh nghiệm chinh chiến trong lĩnh vực sàn TMĐT được 6 năm. Với mô hình tinh gọn và không cửa hàng cùng 10 nhân sự. Shoptida từng thu về 2 tỷ đồng doanh thu giữa mùa dịch Covid-19 và thậm chí là tăng trưởng 30%.
Những yếu tố bạn cần phải có khi kinh doanh trên sàn TMĐT
Kinh doanh trên sàn TMĐT không đơn giản chỉ là tạo ra cửa hàng, sau đó đưa sản phẩm lên là bán được. Cái khó ở chỗ là bạn phải cạnh tranh cùng với hàng chục và hàng trăm đối thủ khác. Để có thể “ăn nên làm ra” trên sàn TMĐT thì bạn cần xác định và tận dụng được các lợi thế của mình mà người khác không có. Theo anh Vũ Minh Trà sẽ có 9 điều kiện quyết định đến việc bạn sẽ thành công trên sàn TMĐT hay không.
Thứ nhất là sản phẩm – Điều quan trọng nhất khi kinh doanh trên sàn TMĐT
Sản phẩm chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất và chiếm đến 20% – 30% thành công. Khi xác định kinh doanh trên sàn TMĐT thì bạn cần phải xác định được mình bán cái gì. Chứ không phải là bán như thế nào.
Hãy thử đặt các câu hỏi về nguồn hàng như sau:
Bạn có xưởng sản xuất riêng không?
Bạn có hợp đồng được cung cấp độc quyền từ nước ngoài?
Bạn có nguồn nhập hàng với giá rẻ hơn không?
Bạn có đam mê/sở thích/sở trường về mặt hàng nào không?
Tất cả điều đó đều có thể trở thành lợi thế về sản phẩm. Và nên nhớ một bài học quý giá: Đừng chọn bán món mà bạn thấy lời nhiều. Hãy chọn bán món mà bạn chủ động được mọi thứ!
Trong tâm lý của ai mới khởi nghiệp cũng sẽ có những suy nghĩ học theo người thành công. Bán quần áo lãi nhiều, bán phụ kiện điện thoại ngon lắm, bán đồ ăn vặt là tốt nhất,… Và cứ thế, tâm lý đám đông cộng với lợi nhuận khổng lồ dễ kéo bạn sa vào thất bại. Hiện nay sức cạnh tranh trên các sàn Tiki, Shopee, Lazada, Sendo cực kỳ gay gắt. Nên nhớ bạn không chỉ cạnh tranh giữa các sàn, mà còn những đối thủ trong sàn, chưa kể Facebook, Insgram, Zalo, Youtube nhan nhản. Hãy cân nhắc những mặt hàng ít tính cạnh tranh hơn, giúp bạn dễ dàng chốt được đơn.
Thứ hai là Traffic
Nếu như bạn muốn có đơn được hàng thì cần có “traffic”. Ở đây chính là nói đến số lượt tương tác (xem, like, yêu thích, bình luân,..) của người đọc. Từ đó biến mỗi lượt nhấp chuột thành một đơn đặt hàng thành công. Càng nhiều traffic thì gian hàng của bạn càng có cơ hội chốt đơn cao hơn. Đồng thời độ phổ biến, yêu thích và mật độ hiển thị trên trang cũng tốt hơn.
Việc kéo traffic này phải áp dụng các chiêu tiếp thị qua lại giữa các nền tảng với nhau. Bạn để link shopee, tiki, lazada dưới mỗi bài post quảng cáo để kéo tương tác về trang chủ gian hàng. Những ai mà đang có sẵn lợi thế này ví dụ như đang quản lý một hội nhóm có đông đảo thành viên từ bên ngoài. Hay trang fanpage mà có nhiều lượt like thì đều nên tận dụng. Hoặc tận dụng sự thịnh hành (viral) của tiktok để làm marketing cho sản phẩm. Nhiều người còn tham vọng hơn là sử dụng các Giải pháp bán hàng đa kênh để tận dụng nguồn khách từ 2,3 nơi thay vì chỉ bán tập trung một nơi . Chi tiết về vấn đề này mời bạn click vào link để tìm hiểu.
Thứ ba muốn kinh doanh trên sàn TMĐT hiệu quả thì hãy làm ảnh và video thật tốt
Bạn hãy làm ảnh và video cho thật tốt để thu hút khách hàng ghé thăm. Bạn hãy tự trang bị cho mình kỹ năng này để giảm thiểu đi chi phí thuê ngoài khi mới bắt đầu và có vốn mỏng.
Với sàn TMĐT thì phần Feedback khách hàng cũ quyết định đến 75% việc khách hàng mới có đồng ý thanh toán hay xóa sản phẩm khỏi giỏ. Vì thế bạn không nên can thiệp photoshop quá đà, làm hỏng hình ảnh thực. Đến lúc khách nhận hàng sẽ dễ rơi vào trạng thái “vỡ mộng” và bực tức mà đánh giá thấp. Nên chọn nơi chụp có ánh sáng tốt và đưa máy nhiều góc độ (cận cảnh/cận chất/trải sàn/mẫu mặc/trong hộp/trên kệ/ngoài đường phố,…). Đồng thời theo khảo sát thì những sản phẩm có video luôn có lượt mua tốt hơn là không có. Cách làm cũng rất dễ dàng, chỉ từ 10-15s cho 1 sản phẩm là xong. Tội gì mà không thử làm để khách dễ chọn lựa nhỉ?
Thứ tư phải có kho chứa đủ rộng
Bạn nên chủ động xây dựng một kho đủ rộng từ 200–1000 m2 để thuận tiện cho việc đóng gói sản phẩm và vận chuyển. Không giống với Facebook nguyên tắc bán hàng trên sàn TMĐT là bán số lượng lớn với giá cả hợp lý mà vẫn có lãi. Do đó bạn cần phải tích trữ để tránh tình trạng cháy hàng.
Với những ai làm cộng tác viên hoặc hàng order thì vấn đề kho cũng không quá quan trọng. Tuy nhiên mùa cao điểm nếu muốn kiếm lợi thì bạn vẫn cần lên kế hoạch ôm hàng hoặc thanh lý để xoay vòng vốn. Một vấn đề nữa là số lượng hàng hóa trong kho trên Shopee, Tiki, Lazada cần cập nhật liên tục. Không được để ra tình trạng trên mạng thì hết – ngoài đời vẫn còn. Như vậy dù khách có đặt thì đơn của bạn cũng sẽ bị hủy rất “oan uổng”.
♦ Gợi ý : Phần mềm quản lý kho online giúp chủ shop thoải mái đi đánh hàng Trung Quốc không sợ thất thoát hàng hóa, gian lận tại cửa hàng. Kiểm soát kho 24/24 trên điện thoại, máy tính bảng. Xem báo cáo tồn, lập dự báo, cảnh báo hết hàng khi tới ngưỡng, quản lý tồn đầu, nhập, nhập trả, nhập nội bộ, xuất nội bộ, xuất bán, xuất trả, tồn cuối…
Thứ năm xây dựng thương hiệu để kinh doanh trên sàn TMĐT hiệu quả hơn
Thị trường ngày càng cạnh tranh nhau khốc liệt hơn. Vậy nên việc bán hàng mà không có thương hiệu hoặc xuất xứ không rõ ràng ngày càng khó. Vì vậy, những ai mà có sẵn thương hiệu và được bảo hộ thì sẽ có lợi thế rất lớn. Điển hình là sự xuất hiện của các gian hàng chính hãng như Shopee Mall, Laz Mall, Tiki Trading,.. Đây là bảo chứng cho câu “tiền nào của nấy” – tức là người dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm mặc dù giá có cao hơn.
Thứ sáu chính là nhân sự và vận hành
Kinh doanh trên sàn TMĐT đi liền với tiết kiệm. Nhưng bạn cũng cần phải tư vấn, đóng gói sản phẩm… Nếu như có sẵn một đội ngũ nhân sự tin cậy từ việc kinh doanh ở trên Facebook thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế này. Tuy nhiên khi vừa bắt đầu và đơn hàng còn ít thì bạn chỉ cần thêm một cộng sự. Đến khi có nhiều hơn 20 đơn/ngày thì phải nghĩ đến việc cập nhật thêm một phần mềm quản lý bán hàng online"}” data-sheets-userformat=”{"2":1325759,"3":{"1":0},"4":[null,2,13228792],"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"12":0,"14":[null,2,1136076],"15":"Times","16":14,"21":1,"23":1}” data-sheets-hyperlink=”https://blog.abit.vn/phan-mem-quan-ly-ban-hang-online-free/”>phần mềm quản lý bán hàng online kết nối đa kênh, đa nền tảng. Abit chính là cái tên phù hợp vì nó có thể đồng bộ với gian hàng Tiki, Shopee, Lazada, Facebook, Website. Sau đó đồng bộ và lên đơn tự động khi khách đặt hàng, lưu data, đẩy nhanh tốc độ xử lý, đẩy đơn vận chuyển trực tiếp (1000 đơn/15 phút), cập nhật báo cáo 24/7,…
Thứ bảy: Sự tập trung khi kinh doanh trên sàn TMĐT
“Theo mình thì khi đã quyết định kinh doanh trên sàn TMĐT thì hãy tập trung vào nó. Có những người vừa muốn bán hàng trên TMĐT. Vừa muốn kinh doanh trên Facebook. Lại vừa muốn cả bán lẻ và bán buôn cùng thì rất khó vì các mô hình chồng chéo lên nhau.
Ở trên sàn TMĐT vì phải cạnh tranh với hàng trăm người nên giá cần hợp lý và linh hoạt theo từng thống kê không thể giống như giá trên Facebook được. Kể cả hệ thống cũng vây sàn TMĐT thì chỉ cần chi quảng cáo 5% thôi nhưng Facebook lại lên đến 20% – 30%. Điều đó gây ra hoảng loạn trong kiểm soát chi phí và thiếu hiệu quả.
Như mình thì mình bỏ luôn Facebook. Mình chỉ coi đây là kênh kéo “traffic” thôi” theo chia sẻ của anh Trà.
Thậm chí thì việc kinh doanh trên sàn TMĐT cũng rất mất thời gian và nguồn lực. Nên rất khó mà coi nó như một công việc part-time được.
“Mình nghĩ cần phải tập trung 100% vào nó. Còn như một số quảng cáo nói rằng mẹ bỉm sữa chỉ cần dành vài tiếng đồng hồ mỗi ngày thì không thể làm được đâu. Chỉ là khi bạn đã tập trung xây dựng và vận hành tốt hệ thống trong khoảng 6 – 12 tháng rồi thì lúc ấy mới có thể rảnh tay hơn. Đừng có nói với mình rằng “Em muốn bán hàng trên sàn TMĐT. Nhưng em vẫn muốn làm ngân hàng và vẫn đến văn phòng lung linh chứ không phải ở nhà kho”, Điều đó không được đâu”.
Điều kiện thứ tám: Cần có kiến thức về TMĐT
Khi xác định kinh doanh thì bạn đã nghiên cứu xem bán trên Shopee, Tiki, Lazada, … khác với bán trên Facebook thế nào chưa? Bạn đã tham khảo hết những doanh nhân có kinh nghiệm? Nếu chưa thì bạn hãy học ngay đi nhé! Ngoài ra nên dành nhiều thời gian nghiên cứu các thuật toán của từng sàn. Cách SEO lên top tìm kiếm, cách chạy quảng cáo làm sao để tối ưu chi phí nhất. Đọc thêm tại đây nhé: Bí kíp đăng sản phẩm lên Shopee leo TOP 1 từ khóa tìm kiếm chớp mắt
Điều kiện thứ 9 chính là Tiền
Ở trong giai đoạn 6 tháng đầu khi mà đơn hàng còn thấp thì chỉ đủ hòa vốn. Lúc này bạn cần chút vốn sẵn có để duy trì hiệu quả hoạt động và đội ngũ của mình. Tuy nhiên thay vì hỏi “Tôi có 100 triệu, 200 triệu, 500 triệu thì có kinh doanh trên sàn TMĐT được không?” . Thay vì hỏi câu này thì bạn hãy quan tâm 8 yếu tố trên trước tiên đã. Có tiền không đủ để bảo chứng cho thành công trên sàn TMĐT.
Tạm kết
Nếu như đã sở hữu 3 – 4 trong 9 lợi thế trên thì bạn hoàn toàn có thể tự tin để tham gia kinh doanh trên các nền tảng TMĐT tại Việt Nam. Nếu sở hữu ít hơn thì thay vì lao vào kinh doanh ngay. Bạn hãy hoàn thiện và nâng cấp thêm những nguồn lực khác nhé.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)