Tất tần tật những điều bạn nên biết về kinh doanh Homestay

25/04/2022 3868

Vài năm trở lại đây, kinh doanh homestay đã trở thành một lĩnh vực cực kỳ hot. Chỉ với một số vốn ít, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng khi bạn đầu tư vào homestay bạn đã có thể kiếm được một khoản lợi nhuận hấp dẫn, lên tới cả trăm triệu đồng mỗi tháng. Và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức cần thiết để kinh doanh loại hình dịch vụ này!

1. Kinh doanh homestay là gì? Sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình này

Về bản chất, homestay là 1 loại hình lưu trú, khách du lịch sẽ nghỉ lại tại nhà dân để trải nghiệm, khám phá và tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hóa của người dân tại địa phương. Ở đó, bạn sẽ được đắm mình vào không gian sinh hoạt với gia chủ, được nấu nướng, trò chuyện và ăn uống với họ như một thành viên trong gia đình. Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn gần gũi và chân thực về văn hóa địa phương mà bạn đặt chân tới.

Loại hình này đặc biệt phù hợp với quốc gia có nền văn hóa đa dạng như Việt Nam. Đó là lý do tại sao kinh doanh homestay đang trở thành một từ khóa rất “hot” trong giới trẻ hiện nay.

Kinh doanh homestay là gì?
Kinh doanh homestay là gì?

2. Kinh doanh homestay cần những gì ?

2.1. Vốn kinh doanh

Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của từng người, vốn cho loại hình kinh doanh này có thể dao động từ vài chục triệu cho tới vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, theo những chuyên gia giàu kinh nghiệm, số vốn an toàn nhất vào khoảng 300 – 500 triệu đồng. Bởi vì trong quá trình vận hành homestay sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh và nhà đầu tư có thể phải bỏ tiền ra để bù lỗ trong thời gian đầu khi homestay chưa có nhiều khách.

♦ Đọc thêm: Giới thiệu về căn phòng cho thuê thật lôi cuốn trên Airbnb

2.2. Nghiên cứu thị trường

Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường 1 cách kỹ lưỡng. Và mô hình kinh doanh Homestay này cũng không phải là ngoại lệ. Bạn cần phải khoanh vùng được khách hàng mục tiêu, tìm hiểu được thông tin về tập khách hàng đó và trả lời những câu hỏi: Họ là ai? Bao nhiêu tuổi? Họ có sở thích gì?… Tất cả những đặc điểm này sẽ quyết định vị trí và cách thiết kế homestay để khách hàng của bạn “ở một lần là không muốn về”.

Nghiên cứu về thị trường
Nghiên cứu về thị trường

2.3. Địa điểm kinh doanh

Vị trí xây dựng hoặc thuê mặt bằng sẽ là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh dịch vụ homestay. Khách hàng của dịch vụ này thường muốn thăm thú nhiều nơi mà tốn ít thời gian nhất có thể, nên địa điểm của homestay cũng cần phải thuận tiện cho họ di chuyển. Đối với các địa phương có truyền thống về du lịch như Đà Lạt, Sapa,… cần lựa chọn địa điểm kinh doanh ở gần các điểm vui chơi, du lịch nổi tiếng. Đối với những homestay ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh, hãy chọn địa điểm ở gần trung tâm để du khách tiện đi lại và cũng đông vui, sầm uất hơn.

2.4. Hoàn thành thủ tục giấy phép kinh doanh homestay

Giống như tất cả các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, dịch vụ này cũng là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để có đủ điều kiện kinh doanh homestay, bạn cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, quy định cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp luật như: Luật Du lịch 2005, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP46, Nghị định 46/2012/NĐ-CP … Ngoài ra, bạn cũng cần được cấp các giấy phép như: Giấy phép đăng ký kinh doanh homestay, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự và giấy công nhận xếp hạng.

Thủ tục để kinh doanh homestay
Thủ tục để kinh doanh homestay

♦ Đọc thêm: “Đốn tim” với 7 mô hình kinh doanh homestay vô cùng độc đáo

3. Tại sao nên đầu tư và phát triển ý tưởng kinh doanh homestay?

3.1. Tiềm năng của dịch vụ lưu trú homestay

Loại hình lưu trú homestay đang trở nên phổ biến ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây do sự nở rộ của trào lưu “tây balo” và “phượt thủ” của giới trẻ Việt Nam và nước ngoài. Mong muốn của họ là có một nơi lưu trú giá rẻ và được trải nghiệm được lối sống, văn hóa địa phương. Vì thế, khách sạn hay resort không thể đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng này mà chỉ có loại hình homestay.

Bện cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ứng dụng phần mềm đã cho ra đời khá nhiều sản phẩm hỗ trợ chủ homestay tương tác phản hồi, tiếp cận khách hàng tốt hơn. Ở đây kể đến phần mềm quản lý tương tác Facebook hay phần mềm quản lý giúp phản hồi bình luận của khách hàng bằng tin nhắn trên Facebook tự động. Với những công cụ này, bạn hoàn toàn có nhiều lợi thế để đầu tư và phát triển mô hình homestay trên diện rộng.

3.2. Lợi nhuận hấp dẫn

Lợi nhuận luôn là yếu tố đầu tiên quyết định sức hấp dẫn của bất kì 1 lĩnh vực kinh doanh nào. Với mô hình kinh doanh này, nhiều người đã kiếm được mức thu nhập lớn từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một tháng.

Lợi nhuận hấp dẫn
Lợi nhuận hấp dẫn

3.3. Vốn đầu tư ban đầu ít và dễ huy động

So với các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác thì rõ ràng số vốn cần để mở dịch vụ homestay là ít hơn rất nhiều lần, chỉ dao động từ vài chục tới vài trăm triệu đồng. Do đó, rất dễ dàng để bạn có thể huy động vốn. Bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm của bản thân hoặc vay mượn từ bạn bè, người thân hoặc rủ họ cùng góp vốn kinh doanh.

3.4. Thu hồi vốn nhanh

Quá trình cải tạo, tu sửa và hoàn thiện homestay diễn ra rất nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 2 tuần – 1 tháng là bạn có thể bắt tay vào hoạt động kinh doanh để kiếm lời. Theo khảo sát, mức giá thuê homestay dao động từ 300.000đ – 3.000.000đ/1 đêm/1 căn. Với tỷ lệ đặt phòng khoảng 60% thì một tháng, bạn có thể kiếm được 5,4 – 54 triệu đồng. Trừ đi chi phí thì đây vẫn là một con số doanh thu ấn tượng. Với mức doanh thu như vậy, bạn sẽ nhanh chóng thu hồi vốn.

Thời gian thu hồi vốn nhanh
Thời gian thu hồi vốn nhanh

 ♦ Đọc thêm: Cách tiếp cận khách hàng mới hiệu quả trong vòng một nốt nhạc

3.5. Tự do tài chính

Khi homestay của bạn đã thu hút được nhiều khách và với số lượng ổn định thì công việc kinh doanh này sẽ mang lại cho bạn một nguồn thu nhập thụ động vô cùng hấp dẫn. Trên thực tế, nhiều người đã làm giàu thành công từ hình thức kinh doanh này và dư dả tài chính để đầu tư những ý tưởng kinh doanh khác.

4. Bí quyết kinh doanh homestay hiệu quả

Kinh doanh homestay như thế nào để hiệu quả? Sau đây sẽ là 5 bí quyết giúp bạn thực hiện điều này.

4.1. Thiết kế homestay thật độc đáo

Đối tượng khách hàng của homestay thường là giới trẻ và năng động. Vì thế họ thường bị thu hút bởi những thứ mới mẻ, độc đáo.

Chính vì vậy, bạn cần thiết kế và trang trí homestay sao cho thật khác lạ, độc đáo để thu hút đối tượng này. Nếu homestay càng độc đáo thì càng khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội của họ. Đây chính là một cách hiệu quả để quảng bá miễn phí cho homestay của bạn.4.2.Cung cấp những trải nghiệm độc đáo

Nhiều người quên mất rằng lý do khách hàng lựa chọn lưu trú tại homestay thay vì khách sạn hay resort là do họ muốn trải nghiệm văn hóa địa phương. Kết quả là họ chỉ tập trung vào chương trình khuyến mại để hút khách. Điều này về lâu dài sẽ khiến việc kinh doanh của bạn lâm vào tình trạng thua lỗ.

Vì thế, nếu muốn kinh doanh dịch vụ Homestay hiệu quả và bền vững, bạn cần cung cấp cho du khách những trải nghiệm độc đáo. Rất nhiều nhà đầu tư đã thành công nhờ cho phép du khách trải nghiệm: câu cá, hái hoa quả, xuống ao bắt cá, thăm ruộng lúa chín… và cho họ tự tay nấu nướng những thứ họ thu hoạch được.

Mô hình homestay trên cây độc đáo
Mô hình homestay trên cây độc đáo

♦ Đọc thêm: Vốn ít kinh doanh gì hiệu quả? 4 ý tưởng “hốt bạc” cho các chị em

4.3. Đầu tư vào gian bếp

Để kinh doanh dịch vụ homestay thành công, điều bạn cần làm là tạo cho du khách cảm giác ấm cúng giống như ở nhà. Vậy làm điều đó bằng cách nào đây? Không có cách nào hiệu quả hơn việc tập trung đầu tư vào gian bếp của căn nhà. Bởi gian bếp đại diện cho sự ấm cúng và thân thuộc với những bữa cơm của gia đình. Do đó, hãy chú trọng đầu tư cho gian bếp sao cho thật sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi.

4.4. Đăng bán phòng trên các kênh OTA

Để thu hút khách hàng đến với homestay của bạn, không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh việc truyền thông và quảng bá. Một trong những kênh quan trọng không thể bỏ qua đó là OTA (các đại lý du lịch trực tuyến). Đây cũng là kênh chủ yếu để bạn tiếp cận được đối tượng du khách nước ngoài.

Một số kênh OTA quan trọng mà bạn nên quảng bá trên đó như: Agoda.com, Traveloka.com, Expedia.com, Booking.com…

4.5. Sử dụng phần mềm quản lý – cách kinh doanh Homestay hiệu quả

Rất nhiều người có tư tưởng những homestay có quy mô nhỏ thì không cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây là một sai lầm bởi một phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của bạn. Trước hết, nó có thể giúp bạn quản lý nhân sự homestay từ xa, rất phù hợp với những nhà đầu tư không thể có mặt 24/24 trên homestay.

Ngoài ra, phần mềm còn giúp bạn tránh khỏi vấn đề overbooking (đặt trước quá nhiều) khi bán phòng trên các kênh OTA. Hạn chế được thời gian cập nhật số phòng trống trên nhiều kênh OTA. Và hạn chế được tình trạng đặt trùng số phòng. Hiện phần mềm đang có phiên bản DÙNG THỬ, hãy trải nghiệm nhé.

Phần mềm quản lý kinh doanh homestay
Phần mềm quản lý kinh doanh homestay

5. Rủi ro khi kinh doanh homestay

5.1. Khách review xấu và thiếu chính xác về kinh doanh dịch vụ Homestay

Chắc bạn cũng đã biết tầm quan trọng của những review khi chúng ta mua sắm online. Điều này cũng xảy ra tương tự khi đặt phòng online. Khách hàng thường dựa vào những review để quyết định có nên đặt phòng tại homestay của bạn hay không. Nếu homestay của bạn nhận được quá nhiều review xấu thì sẽ rất khó mà hút được khách. Do đó, bạn cần cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ hàng ngày để làm hài lòng khách hàng.

Tuy nhiên nếu chất lượng dịch vụ của bạn tốt nhưng vẫn bị review tiêu cực. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ và khiếu nại với các kênh OTA để được xử lý, giải quyết. Nếu bạn chứng minh được mình đúng thì họ sẽ giúp bạn xóa những review không chính xác đó đi.

5.2. Khách vô ý thức, dùng đồ như phá

Tâm lý và hành vi ứng xử của khách hàng homestay rất đa dạng. Có rất nhiều người văn minh nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít những thành phần rất vô ý thức.

Họ sẵn sàng xả rác bừa bãi, làm bẩn tường, nền nhà, làm hỏng đồ đạc, để máy lạnh, hoặc vòi nước xả cả ngày… Để tránh xảy ra tình trạng như vậy, bạn cần nhắc nhở khách về những nội quy, quy định của homestay. Thậm chí, cần soạn thảo thành những văn bản quy định rõ các hình phạt và mức đền bù đối với từng hành vi cụ thể.

Khách thuê homestay vô ý thức
Khách thuê homestay vô ý thức

♦ Đọc thêm: Phân tích khái niệm tâm lý khách hàng để kinh doanh hiệu quả hơn

5.3. Khách sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm

Đây là nỗi lo lớn nhất đối với những người chủ kinh doanh dịch vụ homestay. Còn gì đáng ngại hơn khi có người ngang nhiên phạm tội trong ngôi nhà của bạn. Nếu bị phát giác, có thể bạn sẽ bị liên lụy, hay việc dọn dẹp hậu quả cũng đủ khiến bạn phát ốm. Để hạn chế rủi ro này, bạn cần:

  • Theo dõi blacklist (danh sách đen) từ các chủ homestay khác chia sẻ để tránh gặp phải khách hàng như vậy.
  • Ký các thỏa thuận thuê nhà cho mục đích lưu trú (để tránh tội chứa chấp tội phạm)
  • Khai báo tạm trú, tạm vắng rõ ràng với cơ sở chức năng

5.4. Khách no – show

No – show là tình trạng khách đã đặt phòng nhưng không đến nhận phòng. Có một vài lý do để xảy ra tình trạng này như:

  • Do khách đặt phòng đã lâu vì sợ cháy phòng rồi quên mất
  • Khách bận đột xuất, hoặc bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật…
  • Khách tìm được 1 homestay khác hấp dẫn hơn

Dù là vì bất cứ lý do gì thì khách no-show sẽ gây tổn thất tới doanh thu của homestay. Để hạn chế tình trạng no-show của khách, bạn cần:

  • Quy định rõ thời hạn cho phép khách hủy đặt phòng mà không mất phí. Quá thời hạn đó, khách sẽ phải trả cho homestay một khoản phí
  • Gần đến ngày check-in, hãy liên hệ với khách hàng để tránh trường hợp họ quên
Khách đặt phòng nhưng không tới
Khách đặt phòng nhưng không tới

♦ Đọc thêm: Phần mềm tương tác Facebook miễn phí – “mồi nhử” khách hàng hiệu quả

5.5. Chủ nhà đòi lại nhà

Rất nhiều nhà đầu tư thuê lại nhà người khác để kinh doanh dịch vụ homestay. Và khi chủ nhà thấy công việc kinh doanh thuận lợi sẽ đòi lại nhà để tự mình kinh doanh. Do đó, khi ký hợp đồng với chủ nhà, bạn cần phải thỏa thuận rất kỹ về những điều khoản đền bù cũng như thông báo thời gian trước khi đòi nhà.

5.6. Thiếu giấy phép chứng nhận kinh doanh homestay

Homestay là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Do đó, bạn cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh homestay cũng như xin được đầy đủ giấy chứng nhận trước đi vào hoạt động. Nếu không, bạn sẽ bị xử phạt, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công việc kinh doanh của bạn.

Thiếu giấy phép kinh doanh
Thiếu giấy phép kinh doanh

5.7. Vấn đề khai báo khách lưu trú

Bạn cần phải khai báo trước 23h khách lưu trú tại homestay để tránh sự “ghé thăm” bất ngờ của cảnh sát khu vực.

♦ Đọc thêm: Chân dung khách hàng là gì? Cách xây dựng chân dung khách hàng

Trên đây là những kiến thức để giúp bạn lên ý tưởng kinh doanh Homestay làm sao cho hiệu quả. Chúc bạn mau chóng thành công!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

si-my-pham-0

Nguồn hàng sỉ mỹ phẩm chính hãng giá rẻ ở đâu uy tín hiện nay?

20/03/2021 4436

Bạn muốn mở shop mỹ phẩm nhưng không biết lấy hàng ở đâu. Bạn cần tìm nguồn hàng mỹ phẩm giá sỉ chính hãng để bán. Dưới đây là một số địa chỉ nguồn hàng sỉ mỹ phẩm chất lượng,…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot