CEO và Founder là gì? Đâu là nước đi đúng đắn cho công ty start-up

25/04/2022 10731

Hiện nay, không khó để bắt gặp một người đảm nhận một lúc hai trọng trách đó là Founder và CEO trong doanh nghiệp. Vậy CEO và Founder là gì? liệu đâu có phải là nước đi đúng đắn và có tầm nhìn cho sự phát triển lâu dài? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

CEO và Founder là gì?

CEO là gì?

CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer. Được hiểu là người đảm nhận vị trí Giám đốc Điều Hành hay Tổng Giám Đốc. Họ có thể là người sáng lập hoặc được thuê để điều hành một công ty.

Công việc của một CEO đó là xây dựng, lập kế hoạch và đưa ra định hướng phát triển cụ thể cho doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng đạt được mục tiêu tài chính đã được đề ra trước đó. Đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm với mọi thành phần và bộ phận trong công ty. Vai trò của người điều hành gắn liền với các quyết định và duy trì sự vận hành trơn tru của bộ máy tổ chức mà mình quản lý. Đảm bảo hoạt động đối nội cũng như đối ngoại luôn diễn ra một cách tốt đẹp nhất. Và còn vô số những nội dung khác của công ty yêu cầu CEO xử lý.

► Quản lý mọi hoạt động kinh doanh với phần mềm quản lý bán hàng từ xa được nhiều nhà kinh doanh sử dụng nhất hiện nay. Nhà quản lý hoạt động theo lịch trình công ty, gặp đối tác hoặc dành thời gian du lịch cùng gia đình vẫn kiểm soát tình hình 24/24 chỉ cần 1 click chuột hoặc 1 cái chạm nhẹ.

Founder and CEO là gì?
Founder and CEO là gì?

Founder là gì?

Founder hay nhà sáng lập là người đưa ra ý tưởng và thiết lập nên nền móng và cơ sở cho một tổ chức. Họ được xem như “cha đẻ” của một doanh nghiệp. Đảm nhận nhiệm vụ đưa nó đi vào hoạt động và duy trì sự tồn tại. Đây cũng chính là người chịu toàn bộ trách nhiệm về những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, Founder được biết đến như Giám Đốc của một bộ phận nào đó trong một công ty.

CEO and Founder là gì?
CEO and Founder là gì?

Sự khác biệt giữa CEO and Founder là gì?

Quan niệm về CEO và Founder vẫn luôn tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Một bên cho rằng hai vị trí này có thể gộp là một. Và bên còn lại thì khẳng định đây là hay chức vụ khác nhau hoàn toàn. Vậy đâu mới là đáp án cuối cùng?

Khác nhau trong cách quản lý của CEO và Founder là gì?

Đối với Founder, họ có thể đã từng hoặc chưa bao giờ quản lý nhân sự. Nhà sáng lập luôn nhạy bén và giỏi trong việc lên ý tưởng, kiến tạo tầm nhìn. Nhưng không có gì chắc chắn là họ sẽ biết cách thực hiện nó một cách hiệu quả. Điều hành một doanh nghiệp đôi khi sẽ trở thành một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Lúc này, điều mà Founder cần đó chính là một người CEO giúp họ quản lý hoạt động kinh doanh và mọi vấn đề đối nội – đối ngoại của doanh nghiệp. Nhiệm vụ mà CEO phải thực hiện là làm sao để cân bằng những gì đang có và đi đúng với tầm nhìn ban đầu từ nhà sáng lập. Chắc chắn một điều rằng, CEO với kinh nghiệm nhiều năm trong điều hành sẽ có phương pháp và cách thức thực hiện tối ưu nhất.

♦ Các doanh nghiệp thành công có thể sở hữu hàng chục Fanpage trong tay để kiếm tiền, xây dựng thương hiệu. Nhưng làm sao để quản lý được một lượng inbox, comment khổng lồ mỗi ngày?  Đọc ngay bài: Phần mềm quản lý nhiều Fanpage và tự tìm ra câu trả lời!

Sự khác biệt trong cách quản lý
Sự khác biệt trong cách quản lý

Trách nhiệm với doanh nghiệp

Hãy xét trên một doanh nghiệp có cả CEO và Founder chúng ta sẽ thấy rõ trách nhiệm của hai vị trí này.

Founder là người tạo ra và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với sự thành, bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ có thể phải chịu tổn thất nặng nề, hy sinh mồ hôi nước mắt nếu công ty làm ăn thua lỗ. Trong khi đó, CEO trên cương vị là một nhà lãnh đạo. Nhưng vai trò của họ tương đương với người làm thuê, chưa chắc đã có mối quan hệ khăng khít với doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu Founder không muốn CEO điều hành mọi hoạt động, có thể gây ra căng thẳng trong nội bộ công ty. Khiến bộ máy của doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, chính bản thân nhà sáng lập cũng không thể ý thức được rằng, họ chính là vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển của tập thể. Founder chỉ chú trọng vào việc giải quyết bề mặt nổi. Mà bỏ qua yếu tố cốt lõi là kỹ năng lãnh đạo và quản lý yếu kém của mình.

Trách nhiệm với doanh nghiệp
Trách nhiệm với doanh nghiệp

♦ Tiết lộ cách xây dựng Hệ thống quản lý bán hàng online chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí nhất hiện nay

Tham vọng của CEO và Founder là gì?

Dù cho Founder nhận thức được ảnh hưởng xấu của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp, thì cũng khó có thể khiến họ trao lại quyền quản lý cho người khác. Trong tiềm thức, họ vẫn luôn cho rằng bản thân là người dẫn đầu là cha đẻ và tạo dựng nên giá trị của công ty. Nhà sáng lập lo sợ khi tuyển CEO thì quyền hạn và tầm ảnh hưởng sẽ bị giảm xuống. Và dần trở thành bù nhìn trong chính doanh nghiệp của mình.

Đối với CEO, họ không phải là người trải qua những ngày tháng startup đầy khó khăn của công ty. Cũng không nắm rõ được tính chất đội ngũ nhân sự hiện tại. Đôi khi khả năng của họ bị kiềm hãm bởi tính độc đoán từ Founder. CEO cần nhận được quyền lợi xứng đáng với những đóng góp cho doanh nghiệp. Đó không chỉ là lương thưởng mà còn là cổ phần, quyền điều hành, quyền bổ nhiệm và điều phối nhân sự,…

Sự khác biệt trong tham vọng giữa CEO và Founder là gì?
Sự khác biệt trong tham vọng giữa CEO và Founder là gì?

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, đã trả lời cho bạn câu hỏi CEO và Founder là gì? Cả hai đều là những người đóng vai trò quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Nếu muốn hướng đến sự phát triển bền vững, chúng ta cần đi đến sự hợp tác và bổ trợ qua lại lẫn nhau. Chúc bạn thành công!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Los AngelesChủ đề hot