Đối phó với nhân viên xấu tính không còn là nỗi lo của sếp
Đối với nhà quản trị, điều hành và quản lý đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả đã khó. Phải đối phó với nhân viên xấu tính lại là thử thách còn khó khăn hơn gấp bội. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta được phép bỏ qua những đối tượng này. Vậy đâu là phương án tối ưu cho bạn để “xử đẹp” nhân viên xấu tính?
Luôn bình tĩnh để đối phó với nhân viên xấu tính
Trong mọi môi trường đều có những người đóng vai phản diện và doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Nhân viên xấu tính có thể bộc lộ rõ bản chất thật của mình. Nhưng đôi khi sẽ đội lốt nạn nhân hoặc một vai diễn thánh thiện nào đó. Họ thích quấy rối, nói xấu, hãm hại người khác,… chỉ để thỏa mãn mục đích của bản thân. Nếu bạn là một vị lãnh đạo “chính nghĩa”, chắc chắn sẽ bất bình với những hành động này. Tuy nhiên, nóng giận lúc này không phải là một giải pháp hay.
Đáp trả bằng những hành động tương tự hay tức giận chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn mà thôi. Thậm chí, điều này còn khiến nhân viên xấu tính hả hê. Điều quan trọng nhất vẫn là giữ bình tĩnh để không rơi vào bẫy của họ. Thay vào đó hãy đáp trả bằng nụ cười thân thiện, cư xử hài hòa, có chừng mực.
♦ Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng Hệ thống quản lý bán hàng online và phát triển mô hình kinh doanh của mình ngày càng lớn mạnh.
Tìm hiểu lý do tại sao nhân viên lại có những hành động như vậy
Không ai rảnh rỗi tới mức ngồi không và nghĩ ra những điều tiêu cực để làm. Trong môi trường tập thể, chúng ta luôn hy vọng tìm được sự gắn kết và cảm thông. Vậy hành động “xấu tính” của họ xuất phát từ đâu? Hãy đặt cho mình câu hỏi này và tìm cách trả lời nó. Đó có thể là do một quyết định thiếu tính công bằng của sếp, do hiểu nhầm trong quá trình làm việc, do áp lực công việc,… Có hàng ngàn lý do mà chỉ khi đào bới sâu vào bạn mới nhìn thấu được chân tướng.
Trước khi nóng giận và nghĩ cách xử lý, hãy tìm ra nguyên nhân của nó trước. Chỉ khi biết được động cơ của hành động đó là gì thì bạn mới có được phương án giải quyết thích hợp.
Thể hiện rõ quan điểm đánh giá
Nhân viên trở nên xấu tính đôi khi bắt nguồn từ lòng đố kị với đồng nghiệp và muốn “ghi điểm” trong mắt sếp. Chính vì vậy, bạn phải cho họ biết được rằng, mọi thành công đều xuất phát từ những nỗ lực và cống hiến trong công việc. Hoàn toàn không phải do cảm tính cá nhân. Thay vì lấy lòng sếp hay vùi dập đồng nghiệp, hãy làm việc thật sự chăm chỉ để đạt được những thành quả cao.
Bạn có thể nói chuyện riêng với những nhân viên này. Khéo léo chỉ ra biết quan điểm đánh giá của bạn là gì. Để họ biết, những mưu mô hay thủ đoạn thực chất cũng vô dụng. Đừng quên đánh giá cao vai trò của mỗi cá nhân. Qua đó cho thấy họ thực sự quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu của tập thể như thế nào.
♦ Tìm hiểu thêm: Tại sao cần phần mềm quản lý bán hàng trong quản lý nhân viên?
Luôn công tâm là cách đối phó với nhân viên xấu tính hữu hiệu
Không ít nhà lãnh đạo xem nhẹ yếu tố công tâm trong công việc. Tuy nhiên, đây lại chính là yếu tố tác động trực tiếp đến suy nghĩ và cảm xúc của nhân viên. Nếu bạn không đánh giá chính xác thực lực từng người, rất dễ nảy sinh mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp. Không chỉ là đồng nghiệp ác cảm với nhau. Mà còn là nhân viên thiếu tôn trọng sếp.
Vì vậy, hãy đặt yếu tố công bằng lên hàng đầu. Với mỗi quyết định liên quan đến đánh giá năng lực, bạn nên đưa ra được lý do cho nó. Chẳng hạn như tại sao lại khen thưởng người này, tại sao thăng chức cho người kia,… Chỉ khi có nguyên nhân rõ ràng, thì không ai có thể bất mãn với những quyết định của bạn.
Tránh tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”
Nhân viên mới luôn có một nỗi sợ đó chính là bị “đàn anh, đàn chị” trong công ty bắt nạt. Và đấy cũng là nỗi lo của những nhà quản lý. Vậy làm sao để trị tận gốc tình trạng này trong doanh nghiệp? Tốt nhân nên giám sát thật chặt chẽ trong thời gian đầu. Đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Hãy tạo điều kiện để nhân viên cũ kèm cặp và hướng dẫn nhân viên mới. Khiến người cũ cảm thấy họ như một vị giáo sư đang truyền đạt lại kinh nghiệm cho sinh viên của mình. Bạn phải biết cách điều hướng suy nghĩ của họ rằng bản thân là một tấm gương sáng để “hậu bối” học tập và noi theo.
♦ Tìm hiểu thêm: Đánh giá hiệu suất nhân viên không còn là nỗi lo của sếp
Để đối phó với nhân viên xấu tính không hề khó. Tuy nhiên đòi hỏi bạn phải là người sếp thực sự tận tâm và nhạy bén. Hy vọng những phương pháp được đề cập trong bài viết thực sự hữu ích. Chúc các bạn thành công trong việc quản lý nhân viên của mình.