[Xem ngay] Cách xác định quy mô thị trường “chuẩn” từ chuyên gia
25/04/20223647
Nghiên cứu thị trường là tập hợp của rất nhiều yếu tố như nghiên cứu đặc điểm, xu hướng thị trường, các đơn vị liên quan và đặc biệt là xác định quy mô. Trong khi các nội dung khác không quá khó để thực hiện thì bài toán tìm ra quy mô thị trường vẫn luôn là câu hỏi khó đối với nhà kinh doanh.
Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm qua các kiến thức tổng quan về cách phân loại và đo lường thị trường. Qua đó đưa ra được đánh giá và giải pháp xác định phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn trước khi đầu tư vốn và nguồn lực vào nó.
Quy mô thị trường là gì?
Quy mô thị trường là tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể thu được từ tổng khách hàng tiềm năng của một sản phẩm/dịch vụ nào đó, trong một thị trường cho trước. Nó được tính dựa theo công thức:
Market size = Tổng số khách hàng tiềm năng x Mức chi tiêu trung bình của mỗi khách hàng.
Xác định được quy mô sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán được mức lợi nhuận có thể đạt được. Con số này cũng cho nhà đầu tư dữ liệu để tự tin hơn khi rót tiền vào doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố nền tảng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Kéo theo đó là những định hướng về tài chính, phát triển sản phẩm, tuyển dụng nhân sự,…
Đối với quá trình khởi nghiệp, việc xác định quy mô thị trường vô cùng quan trọng. Đương nhiên sẽ không nhà đầu tư nào muốn bỏ tiền vào một thị trường quá nhỏ để sinh lời. Và câu hỏi “thị trường lớn bao nhiêu?” chắc chắn sẽ được đặt ra với mọi startup đi gọi vốn. Tuy nhiên, đa phần người mới đều chưa đặt một sự quan tâm đủ lớn cho nhiệm vụ ước lượng độ lớn thị trường. Thậm chí là bỏ qua.
Một trong những nguyên nhân của việc này là do các báo cáo nghiên cứu thị trường thường không đầy đủ và khá khó tìm.
Trong khi đó với startup, họ thường tìm kiếm “khai phá” những thị trường mới. Vì vậy thông tin nghiên cứu sẵn có về thị trường đó hầu như là không có.
Đổi lại, sự chủ quan là thiếu cẩn thận này lại gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Do không ước lượng trước khả năng bao phủ của thị trường, nhiều người sẽ đổ rất nhiều tiền, nhân lực và tài nguyên để theo đuổi một “miếng bánh” quá nhỏ đến mức không đủ để tạo ra lợi nhuận.
Có 2 phương pháp thông dụng được sử dụng để đo lường đó là: Top-down và Bottom-up.
Phương pháp Top-Down
Top-Down là phương pháp khá đơn giản nhưng kết quả lại không thực sự đáng tin cậy. Chúng ta sẽ xác định thị trường mục tiêu, rồi dựa vào các báo cáo sẵn có trên thị trường để đưa ra đánh giá về quy mô của nó.
Ưu điểm: Tối ưu về mặt thời gian. Bởi các báo cáo đã sẵn có, nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian để đưa ra một con số ước lượng (dẫu không thực sự đáng tin cậy). Phù hợp cho những đánh giá nhanh và tổng quan.
Nhược điểm: Các báo cáo có thể không hoàn toàn khớp với tập khách hàng mục tiêu của bạn, khiến cho con số ước lượng bị sai lệch.
Trong trường hợp thông tin từ các báo cáo sẵn có là không đủ tin cậy, phương pháp Bottom-up sẽ buộc bạn phải tiếp xúc và tương tác trực tiếp với tập khách hàng tiềm năng. Nhờ đó mà hiểu hơn và có những ước lượng chính xác hơn về họ.
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần trải qua quy trình 4 bước, đó là:
• Bước 1: Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
• Bước 2: Nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ.
• Bước 3: Đưa ra các ước lượng về quy mô thị trường từ các dữ liệu thu thập được.
Sau các bước trên, chúng ta sẽ có được những insight nhất định về thị trường. Chẳng hạn như: Bao nhiêu người sẵn sàng mua hàng, mức độ chi trả là bao nhiêu, và thói quen sử dụng sản phẩm,… Kết hợp chúng với mô hình kinh doanh, nguồn lực, và chiến lược công ty, nhà quản trị sẽ có thể đưa ra những đánh giá đáng tin cậy về quy mô thị trường.
Trong bài viết chúng ta đã cùng tìm hiểu về cơ sở lý thuyết nhằm giúp các doanh nghiệp xác định được quy mô thị trường của mình một cách hợp lý và đáng tin cậy. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố cần phải đánh giá kỹ lưỡng trước khi đầu tư nguồn lực để tham gia. Chúc các bạn thành công.
Bạn muốn bán hàng online nhưng ít vốn nên không tìm được nguồn hàng. Bạn đã nghe đến kinh doanh online không cần vốn nhưng không tin là thật. Vậy thì bài viết sau đây chắc chắn sẽ làm thay…
Kinh doanh online trên Facebook đang là xu hướng mang lại nguồn lợi nhuận khủng. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có thể dễ dàng tiếp thị và phân phối trên nền tảng này. Do đó, bạn nên…
Với những thuật toán thay đổi khó lường đến từ Facebook, nhiều nhà kinh doanh đã không ít lần "tá hoả" về tình trạng bóp tương tác. Vậy bóp tương tác là gì? Nó có ảnh hưởng ra sao tới…
Có nên mua like fanpage? Bạn mới kinh doanh trên Facebook, bạn muốn tăng lượt theo dõi cho fanpage của mình bằng cách mua like để cải thiện uy tín cũng như giúp nhiều người biết đến trang hơn. Thế…
Mới đây, Facebook bất ngờ ra mắt ứng dụng Messenger nhí trên App Store, hướng tới đối tượng người dùng là trẻ em dưới 13 tuổi. Để hiểu rõ hơn về tính năng hoàn toàn mới này, chúng ta sẽ…
Kinh doanh online lên ngôi, hình thức ship cod ngày càng trở nên phổ biến mang lại nhiều tiện ích cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, điều này lại ẩn chứa không ít rủi ro cho nhà…
Trong quá trình chạy các chiến dịch Facebook Ads, đa phần chúng ta đều gặp phải tình trạng fanpage bị hạn chế quảng cáo, cho dù là newbie hay người nhiều năm kinh nghiệm. Vậy nguyên nhân của sự cố…