Thị trường mục tiêu là gì? Đánh đâu thắng đấy khi chọn đúng thị trường
Có một số yếu tố mà doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Trong đó, xác định thị trường mục tiêu là gì được xem là nhiệm vụ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển trong dài hạn. Để hiểu rõ hơn về yếu tố này, mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết ngay sau đây.
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu hay còn biết đến với cái tên Target Market. Đây là nơi bao gồm tất cả khách hàng tiềm năng ở thời điểm hiện tại và tương lại đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn và nguồn tài chính đảm bảo để thực hiện hành vi trao đổi.
Khi xác định được chính xác thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể chiếm được vị thế cạnh tranh, đồng thời dễ dàng đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Ngoài ra còn có rất nhiều các lợi ích khác, phải kể đến như:
• Có cái nhìn bao quát, am hiểu thấu đáo về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
• Sử dụng hiệu quả và đúng mục đích nguồn ngân sách của doanh nghiệp cho hoạt động tiếp thị.
• Nâng cao khả năng thích ứng và hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Đồng thời thực hiện chính xác các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
• Đảm bảo tính khách quan và có căn cứ khi đưa ra đề xuất có các chính sách tiếp thị hỗ hợp.
• Nâng cao hiệu quả đạt được của việc xác định thị trường. Đồng thời khai thác triệt để những ưu thế cạnh tranh so với đối thủ.
Click xem ngay: Nền tảng bán hàng đa kênh “bạc tỷ”, mang đến cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng không thể bỏ qua.
Quy trình chuẩn để xác định thị trường mục tiêu
Nếu bạn vẫn băn khoăn, chưa chắc chắn hoặc chưa biết nên xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp của mình như thế nào. Vậy hãy tham khảo ngay quy trình dưới đây.
Bước 1: Thấu hiểu sản phẩm
Điều đầu tiên bạn cần làm đó là hiểu xem sản phẩm, dịch của mình giúp được gì, mang đến những công dụng gì, giải quyết được gì cho khách hàng. Một khi xác định đúng điều này thì việc tìm ra thị trường mục tiêu không hề khó. Bởi lúc này bạn chỉ cần khoanh vùng tất cả các đối tượng đang gặp phải vấn đề mà sản phẩm, dịch vụ của mình có thể giải quyết và đáp ứng được.
Đừng bỏ qua: Nếu đang “chìm” trong hàng ngàn mã sản phẩm, không thể kiểm soát hàng hoá,… hãy dùng ngay phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp.
Bước 2: Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Hãy vẽ ra những đặc điểm cụ thể nhất về khách hàng cần sản phẩm của bạn. Chẳng hạn như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khu vực địa lý, sở thích, xu hướng mua sắm, khả năng chi trả,… Sau đó phân chia họ thành những nhóm đối tượng dựa trên yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất. Ví dụ như bạn kinh doanh sản phẩm với chất lượng khác nhau vậy nên chia khách hàng theo khả năng chi trả. Hoặc chia theo vị trí địa lý nếu doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng,…
Bước 3: Thu hẹp đối tượng
Từ những gì thu thập được ở bước 2, bạn có thể thu gọn danh sách khách hàng dựa vào 2 đặc điểm:
• Nhóm đối tượng nào cần sản phẩm, dịch vụ của bạn nhất?
• Ai sẽ hối hận nếu không được trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn?
Sau khi loại bỏ những đối tượng không có trong 2 câu hỏi trên, bạn sẽ lọc ra được danh sách khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, trên thực tế thì thị trường mục tiêu chỉ là một phần nhỏ bé trong danh sách mà bạn đã vạch ra ở bước 2 mà thôi.
Bạn có biết: Tư vấn và chốt đơn dễ dàng hơn khi biết cách phản hồi bình luận của khách hàng bằng tin nhắn. Hãy trải nghiệm ngay!!!
Bước 4: Quan sát và đánh giá thị trường
Tiếp đến, bạn cần xác định thêm một vài yếu tố quan trọng như:
• Loại đối tượng chủ chốt mà doanh nghiệp hướng đến: Cá nhân hay tập thể, phụ nữ hay đàn ông,…
• Vị trí địa lý cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng đến: Nếu ở trong một Quốc gia thì thị trường mục tiêu là miền Bắc, Trung hay Nam?
• Các yếu tố thị trường đặc trưng: Văn hóa, nhu cầu, xu hướng mua sắm, sự cần thiết của sản phẩm, dịch vụ,…
Bước 5: Đánh giá nguồn lực của doanh nghiệp
Khi đã có trong tay bước tranh toàn cảnh về thị trường, bạn cần xác định xem doanh nghiệp có nguồn lực như thế nào? Có đáp ứng được việc tiếp thị thị trường hay không? Có cần thu gọn thị trường mục tiêu nữa hay không?… Các yếu tố quan trọng giúp cho việc đánh giá này như:
• Doanh nghiệp đang triển khai trên bao nhiêu kênh phân phối?
• Tiềm lực của đội ngũ Marketing trong doanh nghiệp như thế nào?
• Nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình có đủ hay không?
• Ngân sách có đủ chi trả cho các khoản chi phí theo dự trù hay không?
Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ quá trình
Về cơ bản, thị trường mục tiêu đã được xác định khá rõ ràng. Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn cần kiểm tra lại một lần nữa, xem xét lại toàn bộ các yếu tố được liệt kê trong 5 bước kể trên. Chẳng hạn như:
• Đối thủ cạnh tranh: Bạn có phải là nhà cung cấp duy nhất trên thị trường không? Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh với bạn?
• Sản phẩm thay thế: Trên thị trường có sản phẩm thay thế nào không? Nếu có thì đó là gì?
• Đối thủ tiềm năng: Liệu có nhà phân phối mới nào sẽ xuất hiện trên thị trường trong tương lai hay không?
• Phân tích và xem xét phân khúc thị trường để đánh giá chính xác nhất về thị trường mục tiêu.
Xem thêm: Làm sao để quản lý fanpage hiệu quả? Muốn kinh doanh thành công trên Facebook, bạn không nên bỏ qua phương pháp này.
Tóm lại để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường hiện nay thì doanh nghiệp phải hiểu được mục đích truyền thông và thị trường mục tiêu là gì. Hy vọng những thông tin mà bài viết mang đến thực sự hữu ích, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Chúc các bạn thành công.