Bí quyết giúp sếp quản lý nhân viên tâm phục khẩu phục
Nhân lực chính là vấn đề gây hao tốn không ít chất xám của nhà lãnh đạo. Từ tuyển chọn, quản lý, phát triển đến đánh giá,… Đây là những công việc nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá “khoai”. Vậy đâu mới là bí quyết giúp sếp quản lý nhân viên khiến họ phải thực sự tâm phục, khẩu phục?
Trở thành nhà lãnh đạo gương mẫu
Trước khi muốn uốn nắn nhân viên theo một tiêu chuẩn nào đó. Thì đầu tiên, bạn phải trở thành hình mẫu cho tiêu chuẩn đó. Chẳng hạn như là sếp không có nghĩa bạn có quyền đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể, lại càng không thể dành hết mọi thành tích về mình. Không được phép đi muộn về sớm, tự đặt ra cho mình những đặc quyền vô lý. Hay chỉ cần ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón.
Luôn nhớ rằng, nếu xét trên góc độ lợi ích của doanh nghiệp, thì bạn cũng không khác gì một nhân viên cao cấp. Phải hết mình cống hiến vì lợi ích chung. Thậm chí, những trọng trách, nhiệm vị và áp lực còn nặng nề gấp bội so với người khác. Hãy trở thành tấm gương tốt để cấp dưới học tập theo. Từ kỷ luật, phong cách cho đến tác phong làm việc.
Phân chia nhiệm vụ phù hợp
Một mình sếp không thể hoàn thành được mục tiêu lớn của toàn doanh nghiệp. Đó chính là lý do bạn cần đến sự giúp đỡ của những người cộng sự và là lúc kỹ năng quản lý và giao việc cho nhân viên phát huy tác dụng. Để làm được điều này, bạn cần nhìn nhận đúng khả năng và điểm mạnh của từng cá nhân. Qua đó biết được nhiệm vụ nào phù hợp với đối tượng nào. Tránh trường hợp phân bổ không đồng đều, người thì quá nhàn hạ, người thì phải làm việc kiệt sức. Ngoài ra, nó còn giúp cho quá trình đánh giá kết quả của bạn trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Nhân viên cũng cảm thấy được quan tâm và có thêm động lực hoàn thành mục tiêu.
♦ Tìm hiểu thêm: Cao nhân Tư vấn phần mềm quản lý bán hàng nên dùng trong quản lý nhân viên
Luôn công tâm trong các quyết định
Con người khác hoàn toàn với những cỗ máy vô tri vô giác. Chúng ta có cảm xúc, tư duy, cách nhìn nhận và đánh giá riêng. Vì vậy, chỉ cần một quyết định thiếu tính công bằng trong doanh nghiệp cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Có thể kể đến như mâu thuẫn xích mích nội bộ, phá vỡ sự gắn kết trong tập thể, ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc,… Để tránh xảy ra những tình huống không mong muốn nêu trên. Đòi hỏi bạn phải thật sự sáng suốt và cẩn trọng trong các đánh giá. Tốt nhất, hãy đưa ra các lý do cụ thể cho mỗi quyết định của mình. Có như vậy mọi người mới thực sự tâm phục khẩu phục. Đừng biến mình trở thành là người sếp tệ.
Công nhận những đóng góp của nhân viên
Nhiều nhà lãnh đạo thường bỏ qua việc công nhận đóng góp của nhân viên. Trong khi đây lại là yếu tố khiến họ có thêm động lực để làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. Chỉ cần vài hành động nhỏ như khen ngợi, vỗ vai, động viên, khích lệ hay một phần quà thực sự xứng đáng sẽ khiến nhân viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, ghi nhận. Tạo được hiệu ứng thúc đẩy những người khác cố gắng phát huy năng lực nhiều hơn. Bên cạnh đó còn giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và cấp dưới.
♦ Tìm hiểu thêm: Ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất trong kinh doanh
Hòa đồng với tập thể
Trở thành sếp đồng nghĩa với việc có địa vị, quyền hạn, chức vụ cao hơn hẳn những người khác. Nhưng đấy không phải là lý do để bạn tách mình ra khỏi tập thể. Thay vào đó, hãy luôn chú trọng tới việc thiết lập các mối quan hệ trong doanh nghiệp. Tạo môi trường làm việc hòa đồng, vui vẻ, tích cực. Thường xuyên tham gia vào các hoạt động chung như team building, dã ngoại, nghỉ mát,… Hay đơn giản là góp mặt vào một cuộc trò chuyện trong giờ giải lao. Những việc làm tuy đơn giản này nhưng giúp ích rất nhiều trong việc tạo thiện cảm với nhân viên.
Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên
Con người ai cũng có nhu cầu về mặt bày tỏ tâm tư, tình cảm. Và nhân viên của bạn cũng không phải là ngoại lệ. Đôi khi, trong môi trường công sở chúng ta không biết giải bày cùng ai. Thì đây chính là lúc sếp cần đứng ra giúp họ vượt qua những khó khăn đang gặp phải. Chẳng hạn như khối lượng công việc quá lớn, đồng nghiệp mâu thuẫn, vấn đề cá nhân khiến mất tập trung,… Đừng ngại lắng nghe nhân viên của mình. Bởi đây là cách mà bạn có thể làm để san sẻ, tìm ra cách giải quyết và lấy lại tinh thần làm việc cho họ.
♦ Đọc thêm: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng – làm gì để tiếp cận nhiều THƯỢNG ĐẾ?
Trên đây là những cách giúp sếp quản lý nhân viên hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin thực sự hữu ích đối với bạn. Chúng bạn có thể hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.