Các bước cần thiết để xây dựng mô hình kinh doanh hoa tươi hiệu quả
Khởi nghiệp bằng việc kinh doanh hoa tươi là một ý tưởng tốt. Tuy nhiên có ý tưởng thôi là chưa đủ, bạn còn cần rất nhiều những yếu tố khác mới có thể thành công. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn các bước cần thiết để xây dựng mô hình kinh doanh hoa tươi. Cùng Abit tham khảo nhé.
1. Chuẩn bị kiến thức và thủ tục pháp lý trước khi xây dựng mô hình kinh doanh hoa tươi
1.1. Trau dồi kiến thức và thực hành về hoa
Mở cửa hàng, hay kinh doanh bất kì sản phẩm gì cũng thế, bạn đều phải có đam mê với sản phẩm đó. Nhưng chỉ đam mê thôi là chưa đủ, bạn phải có những kiến thức chuyên sâu nữa. Với mô hình kinh doanh hoa tươi này cũng vậy, bạn cần tìm hiểu thật kĩ ý nghĩa cũng như đặc thù của từng loài hoa, ngoài ra còn phải có con mắt thẩm mỹ và một đôi bàn tay khéo léo để tạo nên những tác phẩm độc đáo nhất.
Nghệ thuật nó có thể là năng khiếu những nếu bạn chưa sở hữu nó thì nên tham gia ngay một khóa dạy cắm hoa cơ bản. Những khóa học này sẽ giúp bạn nắm rõ được tên các loại hoa, xuất xứ hoa, cách bảo quản và xu hướng cắm hoa hiện nay là gì… càng tìm hiểu kĩ những vấn đề này bạn sẽ càng tránh được những rủi ro khi mở cửa hàng hoa tươi.
1.2. Đăng ký giấy phép kinh doanh cho mô hình kinh doanh hoa tươi
Tất nhiên rồi, khi muốn bắt đầu kinh doanh chuyên nghiệp một sản phẩm nào đó thì bạn cần đăng kí giấy phép kinh doanh. Nó giúp bạn chứng minh sự tồn tại của mô hình này với nhà nước, với pháp luật. Hơn nữa nó cũng giúp bạn an toàn hơn trong tương lai, khẳng định bạn đã tham gia kinh doanh hoàn toàn hợp pháp.
2. Thăm dò đối thủ và thị trường
2.1. Thăm dò đối thủ
Bạn hãy dành ra 1 vài ngày, lang thang hết những khu phố lân cận và liệt kê xem có bao nhiêu cửa hàng hoa đang hoạt động. Xem cách bài trí cửa hàng của họ như thế nào, giá bán ra sao, lượng khách có đông hay không, loại hoa nào bán chạy nhất, kiểu bó hoa nào được ưa chuộng,… tất cả các điều này là cần thiết. Bởi nó giúp bạn rút ra kinh nghiệm để cải thiện cửa hàng, cố gắng làm tốt hơn họ để tạo nên lợi thế cạnh tranh.
2.2. Thăm dò thị trường trước khi mở shop hoa tươi
Thăm dò đối thủ xong, bạn còn phải thăm dò cả thị trường nữa. Hãy xem nhu cầu chơi hoa của người dân như thế nào, họ thích những loại hoa gì, người mua hoa thường là ai, thu nhập của họ là bao nhiêu,… tiếp đến là thăm dò phong cách cắm hoa nào đang thịnh hành hay hình thức mua hoa ra sao (mua trực tiếp, mua hoa online) nắm bắt được tất cả những điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị cũng như phân chia nguồn vốn hợp lý trong thời gian kinh doanh ban đầu.
3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Một mô hình kinh doanh hoa tươi thường sẽ có rất nhiều đối tượng phục vụ. Bạn cần xác định đối tượng chính mà cửa hàng muốn hướng tới, từ đó sẽ có những hình thức quảng bá, tiếp cận phù hợp mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
4. Lập kế hoạch cho mô hình kinh doanh hoa tươi
4.1. Xác định số vốn cần thiết và phân bổ nguồn vốn
Bạn cần lập bản kế hoạch chi tiết về việc phân bổ nguồn vốn này, xác định xem chi phí cho từng hạng mục là bao nhiêu:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí tu sửa và trang trí
- Chi phí mua trang thiết bị và nguyên vật liệu
- Chi phí nhập hàng
- Chi phí điện, nước
- Chi phí thuê nhân công (nếu có)
- Chi phí phát sinh khác…
Bảng kế hoạch chi phí này càng chi tiết càng tốt vì nó sẽ giúp bạn kiểm soát được ngân sách của mình, tránh việc “vung tay quá trán” nhưng không đem lại hiệu quả.
Xem thêm: Cách xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu trong kinh doanh
4.2. Kế hoạch tiêu thụ hoa
Hoa là mặt hàng có rất nhiều biện pháp để tiêu thụ. Bạn có thể sử dụng hình thức bán theo bó, theo bình, theo lẵng. Hoặc có thể để nguyên cây cho khách hàng về tự cắm và trang trí theo sở thích.
4.3. Lên phương án dự phòng những trường hợp rủi ro
- Hoa không bán hết trong ngày: sẽ được bảo quản để bán vào ngày hôm sau, những loại hoa khó bảo quản tươi sẽ được phơi để làm hoa khô để bán cho những khách có nhu cầu.
- Thời tiết: Tưới nước thường xuyên, tránh hoa để hoa tiếp xúc với ánh nắng.
- Biến động giá cả: Nếu biến động ngắn hạn, sẽ giữ mức giá không quá chênh lệch với giá ban đầu. Còn nếu biến động trong thời gian dài, sẽ điều chỉnh giá dần dần, không đột ngột để khách hàng không cảm thấy khó chịu.
5. Thuê mặt bằng và tìm nguồn hoa cung ứng
5.1. Thuê mặt bằng để thực hiện mô hình kinh doanh hoa tươi
Địa điểm kinh doanh rất quan trọng không thua kém bất kỳ yếu tố nào. Hãy lựa chọn những mặt bằng gần khu vực đông dân cư và người qua lại, ngay các ngã ba, ngã tư, hoặc gần chợ. Có thể lựa chọn những mặt bằng không quá rộng, nhưng phải đẹp mới có thể thu hút khách hàng.
5.2. Tìm nguồn cung ứng hoa tươi cho mô hình kinh doanh hoa tươi
Chúng ta có thể nhập hàng từ một số “thiên đường” hoa trong nước:
- Hà Nội: chợ hoa Quảng Bá, chợ hoa Mai dịch hoặc tại vườn ở khu vực Tây Tựu-Từ Liêm, Mê Linh- Vĩnh Phúc,…
- Hồ Chí Minh: chợ đầu mối Hồ Thị Kỷ (Q.10), Đầm Sen (Q.11), Hậu Giang (Q.6), các vườn hoa đường Trần Phú, Thủ Đức,…
6. Tìm kiếm nguồn khách hàng
Đây là bước cực kì quan trọng, vì khách hàng là yếu tố quyết định việc mô hình kinh doanh hoa tươi của bạn có thành công hay không. Đương nhiên bạn không thể ngồi chờ khách hàng tìm đến mà phải chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Làm sao để thu hút khách hàng? Đơn giản nhất bạn có thể sử dụng hình thức phát tờ rơi, đăng quảng cáo. Hoặc trực tiếp tìm đến những nhà hàng, các công ty tổ chức sự kiện, triển lãm… để giới thiệu về cửa hàng hoa của mình. Nếu có điều kiện, bạn có thể tạo cho cửa hàng mình 1 Website riêng giới thiệu các mẫu hoa tươi đẹp mắt và ấn tượng.
7. Chuẩn bị mở shop hoa tươi
Nếu mô hình của bạn tương đối lớn thì bạn cần thuê nhân viên trợ giúp trong việc cắm hoa và giao hàng mỗi khi có khách đặt.
Tiếp theo là bạn cần phải trang trí cho cửa hàng thật ấn tượng, thu hút được khách hàng ngay khi đi qua. Nhận làm tất cả các dịch vụ về hoa theo yêu cầu như kết hoa cưới, hoa trang trí phòng tiệc,…
Bước cuối cùng là chuẩn bị các phụ kiện gói hoa như giấy gói, ruy băng, dây kim tuyến, thiệp, súng bắn keo…
8. Quảng bá sản phẩm và cửa hàng (Marketing)
Trong thời buôi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, muốn kinh doanh thành công thì không thể thiếu phần xây dựng Website và Fanpage. Với những bạn tập trung bán online thì nên lập cả kênh youtube riêng. Tại đó bạn hướng dẫn cách chọn hoa, cách bó hoa, cắm hoa sao cho đẹp. Hoặc chia sẻ những mẹo giữ hoa tươi lâu và chọn hoa tặng người thân,… để khách hàng tham khảo và thu hút khách đến với cửa hàng nhiều hơn.
Bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí để xử lý mọi việc. Dùng hệ thống này để quản lý hàng hóa. Kiểm soát tình trạng hoa tránh bị hư hỏng. Quản lý phân quyền nhân viên đảm nhiệm từng công việc. Theo dõi mọi hoạt động kinh doanh của từng người. Kết hợp sử dụng tính năng quản lý tài khoản quảng cáo để đánh giá được hiệu quả chiến dịch của mình.
Tìm hiểu, dùng thử phần mềm quản lý bán hàng này, ngay tại bài viết này!
9. Quản lý và vận hành mô hình kinh doanh hoa tươi
Để kinh doanh shop hoa thành công, bạn cần phải ghi nhớ một số điều sau:
- Cắm một số mẫu hoa để trưng bày trong cửa hàng để giúp khách quan sát dễ dàng lựa chọn. Tầm 4-5 ngày thay hoa mới 1 lần.
- Thường xuyên cập nhật các mẫu hoa mới. Làm album giới thiệu hoa trên Wedsite và Fanpage.
- Tận tình phục vụ khách hàng: Thái độ phục vụ là thứ mà khách hàng quan tâm, hãy luôn niềm nở và tạo không khí vui vẻ khi giao tiếp với họ.
- Linh hoạt trong kinh doanh: phát triển kinh doanh hoa theo mùa.
- Không ngừng sáng tạo: thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiểu cắm hoa đẹp, độc, lạ,…
- Kinh doanh các dịch vụ kèm theo: để phát triển và tăng thêm lợi nhuận, bạn nên cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm như giao quà tặng, kết hoa cưới,… Hoặc kinh doanh đồ handmade được tạo ra từ hoa khô.
Xem thêm: Phần mềm quản lý fanpage – giải pháp hiệu quả kinh doanh tốt nhất
Trên đây là 9 bước cần thiết để bạn xây dựng được một mô hình kinh doanh hoa tươi thành công. Bạn hãy áp dụng vào quá trình phát triển mô hình của bản thân để xem độ hiệu quả của nó nhé.