Bật mí 5 bước hiệu quả để xác định khách hàng mục tiêu là gì?

25/04/2022 2963

Xác định khách hàng mục tiêu là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp. Chúng giúp công ty tạo ra một thông điệp rõ ràng, ý nghĩa và có khả năng thu hút được sự quan tâm của đối tượng nhắm tới. Vậy 5 bước hiệu quả để xác định khách hàng mục tiêu là gì?

1. Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là các đối tượng phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Nhóm đối tượng này chắc chắn có nhu cầu vào sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Mô tả khách hàng mục tiêu bao gồm: Nhóm người thuộc đối tượng, độ tuổi, địa chỉ, nhu cầu, sở thích, cách sống, hành vi, tình trạng hôn nhân.

Việc tiếp cận khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cần chi trả cho tất cả những đối tượng không mua hàng, không có tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cao. Không những thế chúng còn giúp bạn cá nhân hóa nội dung, dễ dàng truyền đạt thông điệp hơn.

Ví dụ về khách hàng mục tiêu: Bạn đang muốn mở trà sữa do chính tay mình làm ra. Vậy đối tượng mục tiêu của bạn là giới trẻ. Chắc chắn chưa kết hôn, độ tuổi khoảng từ 25-30. Thích nghe nhạc và thích uống trà sữa, … Từ những dữ liệu điều tra đó bạn khoanh vùng đối tượng. Và đó cũng là khách hàng mà bạn hướng đến.

>>> Xem thêm: Cách tiếp cận khách hàng mới hiệu quả trong vòng một nốt nhạc

Khách hàng mục tiêu là các đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng tới
Khách hàng mục tiêu là các đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng tới

2. Các bước xác định khách hàng mục tiêu là gì?

Việc xác định khách hàng mục tiêu không quá khó khăn, chỉ cần doanh nghiệp nắm chắc khái niệm khách hàng mục tiêu là gì và các bước thực hiện sau:

2.1. Khảo sát khách hàng

Bạn không thể kết nối khách hàng một cách hiệu quả nếu bạn không hình thành được đối tượng trong tâm trí. Sau khi biết đối tượng hãy mở cuộc điều tra nhỏ về nhân khẩu học của họ chẳng hạn như: Độ tuổi, giới tính, sở thích, tình trạng hôn nhân hay các hành vi hoạt động. Mục đích chính để bạn truyền tải nội dung về sản phẩm và dịch vụ một cách tốt nhất.

Cuối cùng khi đã biết ai quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn thì định hình thương hiệu làm sao phù hợp với thị trường mục tiêu của mình.

2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng của họ

Việc làm này sẽ giúp bạn biết việc nào nên làm và không nên làm trong quá trình tiếp thị. Ngoài ra chúng sẽ tạo cho bạn hướng đi mới từ những điểm tốt, điểm yếu của đối thủ. Điều đặc biệt hơn nữa là có thể “đá bay” đối thủ trong cuộc chiến này. Có thể dựa cách xác định sau:

– Tạo một profile khách hàng truy cập vào website hay fanpage của đối thủ, tương tác và nhận quảng cáo từ họ.

>>> Xem thêm: Giải pháp Bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay

– Sau đó bảng tin của bạn sẽ hiển thị các chiến dịch của họ. Hãy phân tích khách hàng từ bài quảng cáo với các thông tin như học vấn, tình trạng quan hệ, sở thích.

– Nên nghiên cứu từ 10-20 khách hàng với mỗi đối thủ.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của họ là gì?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu của họ là gì?

2.3. Tạo nội dung hữu ích và có liên quan đến sản phẩm

Cách tốt nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn là cung cấp cho họ nội dung hữu ích và phù hợp. Viết về các chủ đề được quan tâm cho đối tượng dự định của bạn để chắc chắn thu hút sự chú ý của họ. Nội dung càng hay và càng phù hợp thì càng dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Tiếp thị nội dung đóng vai trò chính trong việc giúp bạn tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi. Nó có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau để có được kết quả mong muốn của bạn. Chẳng hạn như: Video, bài đăng trên các blog hay mạng xã hội.

>>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại phổ biến nhẩt

2.4. Sử dụng phương pháp đòn bẩy

Phương pháp này được hiểu là: Nếu bạn hợp tác với những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng và liên quan đến thị trường ngách của bạn. Điều này cho phép tạo ra khách hàng tiềm năng và giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình. Tuy nhiên, việc xác định này tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí ban đầu tư của bạn là một nhiệm vụ khó khăn.

2.5. Quảng cáo để nhắm đến khách hàng mục tiêu là gì?

Bạn có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình hiệu quả hơn bằng cách sử dụng quảng cáo. Chẳng hạn như Google hay quảng cáo truyền thông xã hội, tất cả đều được cung cấp để giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.

Điều này sẽ đảm bảo rằng quảng cáo của bạn chỉ được hiển thị cho những người có quan tâm đến thương hiệu của bạn. Tức nghĩa là bạn không cần phải chi nhiều tiền cho quảng cáo để tiếp cận đối tượng mục tiêu không có khả năng chuyển đổi ra đơn hàng.

Quảng cáo để nhắm đến khách hàng mục tiêu
Quảng cáo để nhắm đến khách hàng mục tiêu

>>> Tìm hiểu thêm: phần mềm bán hàng và những lợi ích không thể chối từ

3. Tổng kết

Tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn là một bước quan trọng trong việc tiếp thị doanh nghiệp và sản phẩm của bạn. Chỉ khi bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình một cách hiệu quả, bạn mới có thể thúc đẩy nhiều chuyển đổi bán hàng hơn.

Nhưng để tận dụng các kỹ thuật hiệu quả bạn cần phải hiểu khách hàng mục tiêu là gì và các bước tìm kiếm chúng. Chính vì thế, trước khi bắt tay làm một việc gì hãy tìm hiểu chúng. Bởi mọi hành động đều phải trả giá bằng kết quả. Hy vọng bài chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Kinh-doanh-do-me-va-be-0

Bật mí các bí kíp kinh doanh đồ mẹ và bé từ A-Z cho người mới (P1)

07/04/2021 5651

Bạn là một bà mẹ bỉm sữa yêu thích những đồ dùng thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mình và nhiều người khác. Vậy thì không hướng đi nào thích hợp hơn bằng kinh doanh đồ mẹ và…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot