Những chỉ tiêu của KPI cho Marketing thông dụng nhất
Chỉ số KPI đã không còn xa lạ với những người đi làm như chúng ta. Đặc biệt là với những người làm chuyên ngành về Marketing. Vậy KPI cho Marketing bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
KPI cho Marketing gồm những chỉ tiêu nào?
Mỗi loại hình hay công cụ Marketing đều được đánh giá dựa vào KPI riêng để xác định chính xác hiệu quả của tổng kế hoạch. Để bảo đảm được tính thống nhất và hiệu quả thì cũng cần đến sự góp ý từ những bộ phận, cá nhân liên quan.
Tỷ lệ khách hàng phản hồi hoặc khách hàng quay lại sau lần đầu tiên mua hàng. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như sau :
- Sản phẩm phải phù hợp
- Chất lượng quảng cáo
- Khách hàng có nằm trong đối tượng mục tiêu
- …..
>>> Xem thêm: KPI cho telesales là gì? Cách xây dựng và tiêu chí đánh giá kết quả
Mẫu KPI cho phòng Marketing cần những gì ?
Tăng trưởng kinh doanh
Cách tốt nhất đánh giá thành công của Marketing chính là sự tăng trưởng doanh thu bán hàng. Khi Marketing dựa vào độ tăng trưởng kinh doanh có nghĩa là bạn bắt đầu điều chỉnh loại bỏ marketing hướng bán hàng. Chỉ số này sẽ chỉ định tốt cho chiến lược và nhận diện được những xu hướng trong tương lai.
Leads
Nếu bạn có càng nhiều Leads thì cơ hội kinh doanh càng lớn. Qua đó cơ hội tăng trưởng của bạn càng cao.
- Giá trị tuổi đời khách hàng: khách hàng đem lại giá gì? Chỉ số KPI này dùng để đo ROI của doanh nghiệp để lượng hóa mục tiêu kinh doanh tương lai
- Chi phí thu được tới từ khách hàng: hãy đặt mục tiêu số lượng khách hàng mới cần đạt được trong khoảng thời gian và phân bố kinh phí marketing hợp lí
Doanh thu bán hàng
Đã có bao nhiêu doanh thu mà inbound marketing mang về cho bạn? Phải hiểu rõ được tầm quan trọng của doanh thu bán hàng không hề kém nhận thức tính hiệu quả của chiến lược inbound marketing. Không có 1 doanh nghiệp nào muốn tiêu tiền cho những thứ không sản sinh ra tiền.
♦ Bật mí thêm: Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng online giúp bạn đánh giá chất lượng KPI tốt hơn
Giá trị vòng đời khách hàng
Đối với mỗi inbound marketing thì cách tốt nhất để đo lường giá trị của khách hàng chính là biết rõ được khách hàng của mình là ai. Việc này sẽ giúp ta giữ được liên lạc với những khách hàng tiềm năng và giúp họ hài lòng cũng như gia tăng vòng đời của họ.
Một trong những cách hiệu quả để gia tăng vòng đời khách hàng đó là phát triển những chiến dịch để hướng tới sự trao đổi thường xuyên với khách hàng hiện hữu. Miễn là bạn có thể cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ,sản phẩm cho họ.
Tỉ lệ contact mới
Việc hiểu rõ lượng tương tác từ web của bạn tới từ đầu, nguồn trực tiếp hay thông qua các mạng xã hội rất quan trọng.
Trong trường hợp lượng tương tác vẫn tăng nhưng tỉ lệ khách hàng tiềm năng lại sụt giảm thì chắc hẳn đã có 1 vài thứ đã bị bỏ quên. Khi đó hãy kiểm tra lại toàn bộ.
>>> Xem thêm: KPI cho nhân viên bán hàng và những chỉ tiêu “VÀNG”
Tỷ lệ khách hàng tiềm năng
Sau mọi nỗ lực marketing cho sản phẩm thì cần phải biết được có bao nhiêu khách hàng mà sales có thể chốt được. Hai khái niệm được đưa ra đó là tỷ lệ phản hồi có tiềm năng và phản hồi chấp thuận. Và sự khác biệt giữa 2 khái niệm đó là gì ?
Khách hàng chấp thuận là những leads đã liên hệ trực tiếp hay thường xuyên liên hệ.
Khách hàng có tiềm năng lại là những khách có khả năng bán được hàng hóa cho họ căn cứ vào tiềm năng tích lũy cùng những hoạt động cụ thể mà họ tham gia. Hầu như các doanh nghiệp sẽ có form cho leads này điền vào. Đây có thể chính là những người muốn sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của bạn.
Organic Traffic
Mục tiêu của marketing chính là để cho khách hàng tự chủ động tìm đến bạn. Tối thiếu hóa những nỗ lực để thu hút họ tới ghé thăm website của bạn. Và cũng không mấy ngạc nhiên vì lượng organic traffic chủ yếu tới từ cách viết chuẩn SEO. Vì vậy rất hữu hiệu nếu như bạn có thể định hình và làm theo chiến lược này.
Vừa trên là những chỉ tiêu và mẫu KPI cho nhân viên marketing mà bạn cần phải biết nếu muốn xây dựng 1 mẫu KPI marketing chất lượng. Mong những thông tin có ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: