Click through Rate là gì? CTR bao nhiêu là tốt cho SEO
Bạn đã tạo cho mình một website, làm mọi cách để gây dựng thương hiệu website trở nên uy tín. Một trong những chỉ số dùng để đo sự uy tín của trang web là Click Through Rate (CTR). Nhưng bạn đã hiểu rõ Click Through Rate là gì? Nếu chưa thì bài viết dưới đây chắn chắn là dành cho bạn!
Click Through Rate là gì ?
Click Through Rate là tỷ lệ thể hiện tần suất số người thấy quảng cáo của bạn và kết thúc bằng cách click vào quảng cáo đó. Nó cũng có thể được dùng để đánh giá quá trình hiệu suất của keywords và quảng cáo của bạn. Để chi tiết hơn có thể sử dụng thêm phần mềm quản lý bán hàng online để tính chi phí quảng cáo. Đồng thời theo dõi thêm hiệu quả chiến dịch để đưa ra phương án tối ưu nhất. Phần mềm sẽ hỗ trợ bạn quản lý cùng lúc nhiều tài khoản , tránh được những sai sót, nhầm lẫn khi kiểm soát quá nhiều quảng cáo.
Hiểu theo 1 cách đơn giản nhất thì Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) chính là :
- Là số lượt click của người dùng vào quảng cáo Google Ads, Facebook Ads hay là số lần truy cập vào backlink trong chiến dịch Email Marketing.
- Trong SEO thì đây chính là số lần truy cập trang web khi người dùng truy vấn trên các công cụ tìm kiếm.
- CTR là chỉ số rất quan trọng đánh giá chất lượng nội dung website và hiệu quả quảng cáo liên quan đến truy vấn tìm kiếm.
Vai trò quan trọng của chỉ số Click Through Rate là gì ?
CTR là một chỉ số đánh giá mà những SEOer không nên bỏ qua. Nó giúp bạn có những điều chỉnh phù hợp nếu như tỷ lệ này không tương xứng với thứ hạng của website. Tỷ lệ nhấp chuột càng cao thì chứng tỏ sức hút của website đó càng lớn. Nó cho ta thấy được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dùng đối với nội dung của website. Trong khi đó Google sẽ đánh giá cao sự ủng hộ đó và xếp hạng web sẽ được tăng.
Chính vì vậy nếu như có nội dung tốt, được đánh giá cao với CTR lớn thì Google sẽ tạo điều kiện cho bạn với từ khóa liên quan, thông qua Google, bạn cũng có thể sử dụng Click Through Rate để phân tích mục đích tìm kiếm cùng với chủ đề quan tâm của người dùng. Đây là một công cụ vô cùng tốt để có thể nghiên cứu từ khóa chuẩn xác nhất. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược SEO từ khóa hiệu quả.
CTR bao nhiêu là tốt ?
Tỉ lệ nhấp chuột trung bình được đánh giá tốt như sau :
- Google Adwords : 1,91% cho tìm kiếm và 0,35% cho hiển thị.
- Facebook Ads : 0,119%.
Làm sao để tăng tỷ lệ nhấp chuột ( CTR ) trong chiến dịch quảng cáo
Bạn muốn tăng CTR (để có được kết quả chuyển đổi) trong một chiến dịch quảng cáo ? Có 2 yếu tố giúp tăng CTR vô cùng cơ bản :
- Nhắm đúng mục tiêu quảng cáo
- Nội dung quảng cáo sáng tạo
Nhắm đúng đối tượng cần quảng cáo
Đây là điều hiển nhiên! Chảng ai lại đi quảng cáo bán xe máy cho người cần mua điện thoại cả đúng không? Nếu như quảng cáo hiển thị không đúng đối tượng thì rõ ràng bạn sẽ không nhận được bất kỳ lượt click nào. Đôi khi điều đó chứng tỏ việc nhắm mục tiêu của bạn đã sai.
Có thể bạn đã chọn sai từ khóa hoặc không đúng với tiêu chí mục tiêu khác. Do đó, với những chiến dịch marketing sau, cần phân đoạn cụ thể và chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Tự động trả lời bình luận fanpage bằng kịch bản thiết lập sẵn, giúp giữ chân khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa thành quả của các chiến dịch chạy quảng cáo Facebook.
Nội dung quảng cáo sáng tạo
Nội dung sáng tạo là chìa khóa cải thiện CTR hiệu quả nhất. Hãy đưa ra những ưu đãi hấp dẫn để nhận được nhiều click. Hãy đưa ra thông điệp phù hợp với đối tượng cụ thể và từ khóa mà họ tìm kiếm. Trên nền tảng sử dụng hình ảnh và video, hãy đảm bảo rằng chúng thực sự hấp dẫn, thu hút.
Tạm kết
CTR là chỉ số tượng trưng mức độ liên quan giữa quảng cáo và khách hàng mục tiêu. Chẳng có gì khó hiểu khi quảng cáo AdWords và Facebook sử dụng tỷ lệ CTR để xác định chất lượng quảng cáo.
>>> Cùng tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại miễn phí – tuyệt chiêu dành cho chủ shop bận rộn
Vậy qua bài viết trên bạn đã hiểu được Click Through Rate là gì chưa ? Thực sự CTR vô vùng quan trọng, quyết định sự uy tín của website cũng như sự thành bại chiến dịch quảng cáo của bạn. Mong những thông tin trên có ích với bạn. Chúc bạn thành công !