CPS là gì? Tầm quan trọng của CPS trong chiến lược kinh doanh
Những “tay quảng cáo” sành sỏi đang truyền tai nhau về hình thức kiếm tiền online với tổng thu nhập trên Blog chiếm tỷ lệ cao nhất mang tên CPS. Thế nhưng, bạn có biết CPS là gì? Và liệu nó có thực sự hái ra tiền như lời đồn? Vậy hôm nay hãy cùng đi làm rõ những vấn đề trên nhé.
Tổng quan về CPS
CPS là gì?
CPS là viết tắt của cụm từ “Cost per Sale”. Trong tiếng Anh nó có nghĩa là chi phí trên một lượt mua. CPS được biết đến như một hình thức quảng cáo. Ở đó chi phí quảng cáo được thanh toán dựa trên doanh thu bán hàng đạt được. Hay nói cách khác thì CPS kêu gọi hành động chính xác của khách hàng đó chính là mua hàng và thanh toán đơn hàng thành công.
Khi khách hàng click vào quảng cáo sẽ được điều hướng tới trang bán lẻ của người bán. Chỉ trong trường hợp khách hàng thực hiện mua sắm thành công trên trang này, thì người bán mới phải chi trả một phần doanh thu của mình cho quảng cáo.
Khi nào thì nên sử dụng CPS?
CPS là lựa chọn tuyệt vời nếu mục tiêu của bạn là bán hàng nhưng lại giới hạn về ngân sách. Tức là lượng ngân sách bạn có là rất nhỏ. Khi này CPS sẽ giúp bạn giảm tối đa lượng khách hàng ảo, đo đếm, đánh giá và tận dụng hiệu quả từng đồng vào chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra nó còn thiết lập nên Big Data cho những lần quảng cáo sau này.
Lợi ích và hạn chế của CPS là gì?
Lợi ích của CPS
Như đã nói ở trên, thuận lợi của CPS nằm ở việc có tính rủi ro thấp và lợi nhuận cao. Bạn chỉ phải trả chi phí khi thu được đơn hàng thành công. Ngoài ra quảng cáo của bạn còn được hiển thị miễn phí cả nghìn lần. Miễn là không có hành động mua hàng nào phát sinh trên quảng cáo đó.
Tiền hoa hồng nhận được từ CPS khá hậu hĩnh. Nên đối với những người giới thiệu giỏi thì đây quả thực là vùng đất màu mỡ không thể bỏ qua.
Hạn chế của CPS
Mọi thứ đều có điểm yếu của nó và tất nhiên CPS không nằm ngoài điều này. Nếu bạn sử dụng một hệ thống đo lường kém chính xác, rất có thể bạn sẽ đánh giá sai về hiệu quả của CPS. Từ đó dễ dẫn đến những sai phạm trong quá trình đưa ra quyết định thưởng hay phạt các Publisher.
Đối với người giới thiệu thì CPS cũng có thể được xem là một bài toán hóc búa khi phải khiến cho khách hàng mua thành công sản phẩm của nhà quảng cáo. Trong khi đó có nhiều hình thức khác không yêu cầu đơn hàng phải thành công như CPL. Chỉ cần khách hàng hoàn thiện thông tin cá nhân trên các mẫu theo đúng với yêu cầu từ nhà quảng cáo là các Publisher đã có thể nhận được hoa hồng. Nếu so sánh giữa CPL và CPS thì CPL chắc chắn vẫn là bài toán nhẹ nhàng hơn đối với các Publisher.
Chính vì sự đảm bảo của CPS là có người đặt mua thành công sản phẩm thì nhà quảng cáo mới phải chi trả chi phí quảng cáo. Do đó CPS có giá rất cao so với các mô hình thanh toán khác.
Vai trò của CPS là gì?
Ngày nay, với sự phát triển không điểm dừng của thương mại điện tử, đã tạo ra hàng ngàn cơ hội phát triển cho các nhà đầu tư. Vậy CPS sẽ nằm ở đâu trong bức tranh đó?
CPS chính là mắt xích quan trọng trong quá trình trao đổi, buôn bán giao dịch trong tương lai. Mắt xích này sẽ kết hợp cùng các yếu tố khác tạo nên một môi trường kinh doanh tối ưu hóa chi phí nhất. Tức là nhà quảng cáo sẽ phải bỏ ra ít chi phí nhất. Còn người giới thiệu sẽ nhận được mức hoa hồng hấp dẫn nhất nếu làm tốt. CPS mở ra cơ hội tiếp cận thị trường một cách an toàn và rộng rãi cho nhà quảng cáo. Đổi lại thì nó cũng mang tới công việc online với thu nhập ổn định cho những người giới thiệu.
Tìm hiểu thêm: CPC là gì? Và các chỉ số tạo nên một chiến dịch quảng cáo thành công
Với những chia sẻ trên, dù là dưới góc nhìn của một nhà quảng cáo hay một người giới thiệu. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có cách nhìn trực quan hơn về hình thức CPS là gì. Chúc bạn có những quyết định đúng đắn nhất trong chiến lược Marketing của mình.