CPC là gì? Và các chỉ số tạo nên một chiến dịch quảng cáo thành công
Khi mới bắt đầu tiếp cận với các hình thức quảng cáo Online mà đặc biệt là đối với Facebook. Chắc chắn bạn sẽ phải tiếp xúc với hình thức CPC. Vậy CPC là gì? CPC ảnh hưởng như thế nào đến chiến dịch quảng cáo? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp hết tất cả các thắc mắc trên một cách chi tiết.
Tìm hiểu về CPC
CPC là gì?
CPC là thuật ngữ viết tắt cho cụm từ “Cost per Click”. Đây là một hình thức quảng cáo trả phí dựa trên số click vào quảng cáo từ người dùng. Hiểu theo cách đơn giản hơn, nếu là nhà quảng cáo thì bạn sẽ phải trả số tiền dựa vào số lần click chuột của người dùng. Khi họ click vào từ khóa trong chiến dịch quảng cáo bạn thiết lập. Còn nếu là người cho thuê quảng cáo. CPC là số tiền kiếm được dựa trên số lượt click vào quảng cáo mà bạn cho thuê để đặt lên website của mình.
CPC Facebook là gì ? Như đã nói, CPC là tài khoản tính theo lượng click vào quảng cáo và CPC Facebook cũng vậy. Bạn sẽ phải chi trả tiền khi có người dùng click vào hình ảnh quảng cáo CPC Facebook của bạn. Số lần click sẽ được giới hạn bởi ngân sách. Tức là tùy vào ngân sách ít hay nhiều mà có tối đa lượng nhấp chuột.
Ưu nhược điểm của quảng cáo CPC là gì?
Ưu điểm: CPC được đánh giá cao bởi sự tối ưu hóa ngân sách quảng cáo. Cụ thể là khi quảng cáo hiển thị với người không có nhu cầu mua sản phẩm. Tất nhiên họ sẽ không click vào, và dù cho quảng cáo có hiển thị thì bạn vẫn không mất khoản phí nào cả. Đồng nghĩa với việc có hàng ngàn hiển thị miễn phí.
Nhược điểm: Chi phí để quảng cáo theo hình thức CPC sẽ nhỉnh hơn một chút so với các hình thức khác. Nhà quảng cáo chỉ có thể tối ưu mẫu quảng cáo, mà không thể xác định được số lượt click hay những click phát sinh lợi ích trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Đừng bỏ qua: phần mềm bán hàng trên Facebook – công cụ đắc lực để tối ưu hóa ngân sách cho các chiến dịch, hoạt động không giới hạn trên các tài khoản và tối đa 50 fanpage. Đo lường hiệu quả tương tác và báo cáo 24/7 tới nhà quảng cáo.
Khi nào nên chọn CPC
CPC sẽ là lựa chọn phù hợp nếu mục tiêu của bạn là điều hướng khách hàng đến website mua sản phẩm. Hoặc khi bạn muốn kiểm tra hiệu quả của quảng cáo trên Facebook. Bởi đây là một giải pháp tiết kiệm chi phí. Theo thời gian khi quảng cáo trở nên quen thuộc với người dùng thì lượng click sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, nếu có 1000 lượt hiển thị mà không phát sinh lượt click nào. Đồng nghĩa với việc bạn không phải trả tiền. Nhưng khi đó Facebook sẽ dừng hiển thị quảng cáo của bạn vì không phổ biến và không mang lại được hiệu quả. Nếu gặp trường hợp này thì hãy dừng quảng cáo ngay. Tạo một cái mới và bắt đầu chọn lọc lại.
Đọc thêm: Có nên sử dụng phần mềm bán hàng offline hay không?
CPC và CTR – Mối quan hệ tỉ lệ nghịch
CPC và CTR luôn tồn tại cùng mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Có nghĩa là nếu CPC tăng thì CTR sẽ giảm, và CPC giảm thì CTR sẽ tăng. Vậy CTR Facebook là gì? CTR Banner là gì? Nó ảnh hưởng ra sao đến chiến dịch quảng cáo.
CTR là gì?
CTR là viết tắt của cụm từ click through rate, nó được hiểu đơn giản là tần suất những người nhìn thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào quảng cáo đó. Chỉ số CTR thể hiện hiệu quả của từ khóa và chiến dịch quảng cáo của bạn đã đạt được. CTR Facebook là chỉ số đo lường tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo từ Facebook của người dùng trên số lần hiển thị của quảng cáo đó. Dựa vào chỉ số CTR, bạn có thể đánh giá những quảng cáo và từ khóa nào thành công, những quảng cáo và từ khóa nào cần phải cải thiện.
Tương tự, CTR Banner là chỉ số phản ánh tỷ lệ khách hàng nhấp chuột vào Banner quảng cáo được hiển thị trên các website. Khả năng người dùng click vào quảng cáo của bạn cao khi từ khóa và quảng cáo của bạn có độ liên quan với nhau cao.
CTR bao nhiêu là tốt
Câu trả lời chính xác nhất có lẽ là “càng cao càng tốt”. Vì tỷ lệ khách hàng quyết định click chuột vào quảng cáo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: lĩnh vực, ngành nghề, từ khóa, độ phổ biến, sự hấp dẫn của quảng cáo, tiêu đề, thương hiệu … nên rất khó có thể đưa ra con số cụ thể.
Chỉ số CTR trung bình sẽ thay đổi theo từng ngành nghề và còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đặc biệt trong đó là phụ thuộc vào vị trí hiển thị quảng cáo của bạn. Chẳng hạn như đối với tìm kiếm có trả tiền của AdWords, CTR từ 2% trở lên được coi là lý tưởng. Còn đối với tỷ lệ CTR Facebook bao nhiêu là tốt? Câu trả lời sẽ là từ 0,9%.
Cách tính CTR Facebook
CTR = số lần nhấp quảng cáo nhận được/số lần quảng cáo được hiển thị
Từ lý do đó mà các nhà quảng cáo vẫn luôn hy vọng đạt được chỉ số CTR tăng, đồng nghĩa với việc CPC sẽ giảm, ngân sách bỏ ra sẽ thu về được nhiều tương tác của đối tượng tiềm năng hơn.
Không cần biết công thức đau đầu, mở ngay App quản lý Fanpage miễn phí đã có sẵn chỉ số CTR tự động tính cho bạn. Điều này giúp bạn đưa ra các quyết định chính xác ở tài khoản quảng cáo, thúc đẩy doanh thu ngay tức khắc!
Biết được ý nghĩa của các chỉ số giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình theo nhiều cách khác nhau. Sau bài viết này, hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn với một chiến dịch quảng cáo, thay đổi những chiến thuật còn yếu để đạt được hiệu quả tối đa.