Cách xây dựng kịch bản bán hàng “rút ví” khách hàng hiệu quả

25/04/2022 4632

Làm cách nào để xây dựng một kịch bản bán hàng mang lại hiệu quả cao, trong khi bạn không phải là một chuyên gia? Có lẽ đây là câu hỏi khiến nhiều nhà kinh doanh phải đau đầu. Vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra lời giải cho nó. Bằng cách theo dõi những hướng dẫn viết kịch bản bán hàng sau đây.

Chuẩn bị thật kỹ lưỡng

Cách viết kịch bản bán hàng hiệu quả, yêu cầu bạn không chỉ cần một văn bản với các tình huống, tình tiết cụ thể. Mà còn phải có thêm rất nhiều yếu tố quan trọng khác. Có thể kể đến như: sự am hiểu, kiến thức về sản phẩm, dịch vụ, lên kế hoạch cụ thể, lường trước các trường hợp đặc biệt có thể xảy ra, thiết kế phương án dự phòng,…

Bạn nên thu thập thông tin, tài liệu liên quan tới sản phẩm. Nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng để tìm ra xu hướng đang hot hiện tại là gì. Tham khảo cách thực hiện của đối thủ cạnh tranh để đưa ra được các phương án đón đầu và làm tốt hơn họ. Từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn cho kịch bản bán hàng. Giúp khách hàng dễ tiếp cận và bị thu hút vào sản phẩm của bạn tốt hơn.

Cách xây dựng kịch bản bán hàng "rút ví" khách hàng hiệu quả
Cách xây dựng kịch bản bán hàng “rút ví” khách hàng hiệu quả

Trợ thủ đắc lực trong kinh doanh dành cho những nhà đầu tư, xem thêm: Top 5 công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng không thể bỏ qua

Xây dựng mối liên kết

Một kịch bản bán hàng thu hút khi khách hàng thấy được lợi ích mà nó mang lại. Chẳng hạn như giải quyết được các vấn đề khó khăn của họ, phù hợp với nhu cầu, cảm thấy hứng thú với sản phẩm. Hay thậm chí là vì nó mang lại tính giải trí hay giá trị về tinh thần nào đó. Đấy chính là mối liên kết chúng ta bắt buộc phải xây dựng được.

Để làm được bước này, bạn cần xác định chính xác giá trị và tiềm năng mình có thể mang đến cho khách hàng là gì. Sau đó tập trung các tình huống cùng ngôn từ vào nó. Phá bỏ rào cản giữa người mua và người bán. Xây dựng mối quan hệ hai chiều. Có nghĩa là không chỉ bạn cần khách hàng mà ngược lại, khách hàng cũng rất cần bạn.

Xây dựng mối liên kết
Xây dựng mối liên kết

Tập trung vào nổi đau của khách hàng

Nỗi đau của khách hàng chính là vấn đề, khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống. Những yếu tố mà sản phẩm của bạn có khả năng giải quyết triệt để. Hoặc làm giảm nhẹ mức độ của vấn đề. Việc của bạn là phải xoáy sâu vào những nổi đau đấy, khiến họ cảm thấy nó nghiêm trọng và cần tìm ra biện pháp xử lý. Chẳng hạn trong kinh doanh online trên Facebook với lượng khách hàng lớn, rất khó có thể kiểm soát hết được. Thì việc làm sao để quản lý, không bỏ sót và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả chính là nổi đau bạn cần khai thác.

♦ Tìm hiểu thêm: Cách phản hồi bình luận của khách hàng bằng tin nhắn cực “chất”

Tập trung vào nổi đau của khách hàng
Tập trung vào nổi đau của khách hàng

Đưa ra các giải pháp

Đây là lúc bạn giới thiệu về những đặc tính, công dụng, ưu điểm nổi trội mà sản phẩm của mình có được. Tuy nhiên, cần lưu ý tới việc nhấn mạnh những lợi ích đó có thể giải quyết được nổi đau của khách hàng như thế nào.

Quay trở lại với ví dụ trên. Trường hợp đối tượng được nhắm đến đang đau đầu trong việc kiểm soát và chăm sóc khách hàng trên Facebook. Trong khi sản phẩm phẩm bạn cung cấp là phần mềm quản lý bán hàng Abit. Vậy bạn có thể tiếp cận họ bằng cách đề cập đến tính năng liên quan. Chẳng hạn: “Phần mềm quản lý bán hàng Abit sẽ giúp người kiểm soát lượng khách hàng một cách hiệu quả. Cung cấp các công cụ trả lời tin nhắn, bình luận tự động theo kịch bản có sẵn. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm và loại bỏ được nỗi lo về chăm sóc khách hàng”.

Đưa ra các giải pháp
Đưa ra các giải pháp

Dồn ép khách hàng

Với sự bão hòa của thị trường ở thời điểm hiện tại, khách hàng có hàng trăm sự lựa chọn khác nhau. Ngoài bạn ra còn vô số đối thủ cạnh tranh đang cố gắng tiếp cận họ. Khi được tiếp thị về sản phẩm, có thể khách hàng sẽ hài lòng. Nhưng vẫn còn tham khảo thêm một vài nhà cung cấp khác nữa. Vậy để có thể nhanh chóng khiến họ “rút ví”. Bạn cần có những phương pháp dứt khoát, cứng rắn, kể cả việc khéo léo dồn ép khách hàng.

Hãy tập trung vào những điểm nổi bật của sản phẩm, thứ mà đối thủ của bạn không có được. Đó có thể là tính năng nổi trội, mức giá hấp dẫn, quà tặng đi kèm, các dịch vụ chăm sóc,… Ngoài ra bạn cũng nên đề cập đến sự khan hiếm của nó. Chẳng hạn như: “Số lượng sản phẩm còn rất ít, nếu không nhanh tay khách hàng sẽ bỏ lỡ cơ hội được mua sản phẩm với những ưu đãi ABC,..”. Hay “Ưu đãi chỉ áp dụng trong hai ngày…”. Những yếu tố này sẽ kích thích mạnh mẽ tới nhu cầu mua hàng của họ. Và không quá khó để kiểm soát cũng như đánh giá mức độ hiệu quả của các hình thức áp dụng khi có sự trợ giúp của phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay.

Kịch bản bán hàng hiệu quả
Kịch bản bán hàng hiệu quả

Việc xây dựng một kịch bản bán hàng sẽ trở nên dễ dàng nếu chúng ta biết cách áp dụng những phương pháp phù hợp và cách thức đúng đắn. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể mang lại những thông tin hữu ích đối với bạn. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Los AngelesChủ đề hot