10 “Siêu” quy luật bán hàng mà bạn nhất định phải thuộc lòng
Bán hàng không đơn thuần là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa người cung cấp và người có nhu cầu. Thay vào đó, để kinh doanh được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt người bán phải thực sự là những “bậc thầy”. Muốn làm được điều này, đừng bỏ qua 10 “Siêu” quy luật bán hàng sau đây.
Quy luật 1: Giữ cho miệng đóng kín trong khi tai mở to
Điều này cực kỳ quan trọng trong một vài phút đầu tiên của bất cứ giao dịch bán hàng nào. Bạn cần nhớ rằng, đừng chỉ cố gắng nói về bản thân, nói về sản phẩm, dịch vụ và đặc biệt là đừng rao giảng bán hàng thái quá. Dĩ nhiên, chúng ta đều muốn khách hàng tiềm năng biết đến mục đích của cuộc giao tiếp nhưng hãy để đến lúc thích hợp.
Vậy tại thời điểm này nên nói gì với khách hàng. Trước hết hãy lắng nghe họ, khai thác và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của họ. Rồi trên cơ sở đó mới có thể bắt đầu một cuộc hội thoại đi vào đúng trọng tâm và giải quyết được vấn đề của cả hai bên.
Quy luật 2: Bán hàng với những câu hỏi
Thực tế không ai quan tâm tới việc bạn tuyệt vời, ưu tú như thế nào, nếu bạn chưa cho họ thấy rằng họ là những người tuyệt vời. Hãy quên việc bán sản phẩm, dịch vụ mà hãy chú trọng tới lý do tại sao khách hàng lại muốn mua hàng. Để làm được điều này, bạn cần trở thành một người bạn của khách hàng, đặt ra các câu hỏi để khai thác thông tin chứ đừng chứa bất cứ ẩn ý hay động cơ nào.
Trong bán hàng, bạn nên biết về bản chất tự nhiên của con người là tâm lý “kháng cự bán hàng”. Tức, hành động bán hàng luôn tạo ra một xu thế kháng cự nhất định. Và nó chính là yếu tố dẫn chúng ta đến quy luật tiếp theo.
Click xem ngay: Nếu đang kinh doanh online trên Facebook, bạn không nên bỏ qua Top phần mềm quản lý Fanpage ưu việt nhất.
Quy luật 3: Tỏ ra hiếu kỳ và tò mò về khách hàng tiềm năng
Hiếu kỳ ở đây không phải là khai thác đời tư mà hãy tìm hiểu xem họ đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào, chúng có đặt đỏ hay đáng tin cậy không? Nhiệm vụ của bạn là tìm ra được nhu cầu thực sự của khách hàng. Chú trọng đến các câu hỏi cung cấp được nhiều thông tin về mong muốn của họ.
Khi đã có được thông tin cần thiết, đừng vội thuyết phục họ mua hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng tin tưởng và coi bạn như một nhà tư vấn, chuyên gia trong lĩnh vực và muốn giao dịch, mua sắm nhiều hơn trong tương lai.
Quy luật 4: Trao đổi với khách hàng theo cách thân thiện nhất
Trong cách giao tiếp với khách hàng, chúng ta không nên sử dụng giọng “kiểu mẫu bán hàng”. Đó là những lời thuyết phục sáo rỗng và mang tính công nghiệp. Một thái độ khách sáo, giọng điệu phóng đại hay những lời giới thiệu dập khuôn đã không còn hiệu quả trong môi trường bán hàng chuyên nghiệp hiện nay. Thay vào đó hãy giao tiếp một cách bình thường nhất, như thể đó là bạn bè, người thân của bạn.
Bạn có biết: Tương tác, tư vấn và chốt đơn với khách hàng trong một nốt nhạc với phần mềm tự động trả lời bình luận trên fanpage. Hãy trải nghiệm ngay!!!
Quy luật 5: Chú ý tới biểu hiện, tâm trạng của khách hàng
Khách hàng đang có cảm xúc như thế nào? Họ đang bực bội điều gì? Đang xúc động hay bối rối? Nếu họ thực sự không vui vẻ, tâm trạng không tốt bạn nên gợi ý sang một dịp gặp gỡ khác. Phần lớn các nhân viên bán hàng thường có xu hướng quá quan tâm tới những gì mình định nói, mà quên mất rằng người giao tiếp với họ là một người bình thường với những tâm tư riêng.
Quy luật 6: Trả lời câu hỏi của khách hàng ngắn gọn và đừng bỏ dở câu chuyện
Nếu khách hàng đặt câu hỏi, hãy suy nghĩ và trả lời họ một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất, sau đó tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở. Luôn phải nhớ rằng, những câu hỏi đó không phải là về bạn, mà chúng chỉ để khách hàng xác định xem bạn có chính xác là người họ cần hay không.
Xem thêm: Phản hồi bình luận của khách hàng bằng tin nhắn giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức cho việc xử lý tương tác và chốt đơn nhanh hơn.
Quy luật 7: Đề cập đến sản phẩm, dịch vụ sau khi biết được nhu cầu của khách hàng
Chỉ sau khi xác định một cách chính xác về nhu cầu, mong muốn và vấn đề mà khách hàng gặp phải, bạn mới nên bắt đầu nói tới các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp. Có nghĩa là, phải biết rõ về người bạn đang nói chuyện, tiếp đến mới xác định xem nên nói gì với họ.
Quy luật 8: Không biến cuộc nói chuyện thành một seminar giới thiệu
Chúng ta không nên quá lan man về những gì khách hàng không đề cập tới, không có nhu cầu cũng như không muốn lắng nghe. Thay vào đó, chỉ nên đưa ra nội dung mà bạn cảm thấy hữu ích, mang lại giá trị cho khách hàng trong trường hợp, hoàn cảnh cụ thể của họ.
Nếu có thể, đừng quên giới thiệu về các lợi ích theo đúng ngôn từ của khách hàng chứ không phải của bạn.
Quy luật 9: Trở thành trung gian giữa khách hàng và sản phẩm, dịch vụ
Sau khi hoàn thành tất cả những quy luật trên, bạn đã nắm trong tay được nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Kèm theo việc xây dựng tình cảm tin cậy, giúp đỡ giữa đôi bên, tức là chúng ta đã thành công trong việc xây dựng cầu nối giữa nhu cầu của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách rèn luyện kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cho người mới.