Mô hình kinh doanh B2C là gì? Các loại mô hình B2C phổ biến 2020
Thuật ngữ B2C đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử, bán lẻ trực tuyến. Ở thời điểm hiện tại, B2C là mô hình rất phổ biến và đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công. Vậy rốt cuộc mô hình kinh doanh B2C là gì? Chúng có những loại hình nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Mô hình kinh doanh B2C là gì?
Mô hình kinh doanh B2C (Business to Consumer) là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử.
B2C trở nên vô cùng phổ biến trong khoảng thời gian cuối thập niên 90. Khi đó nó được dùng để chỉ quá trình các nhà bán lẻ trực tuyến bán các sản phẩm. Và dịch vụ của mình cho người tiêu dùng thông qua mạng internet.
Ví dụ, khi bạn lên mạng tìm mua một bộ quần áo từ shop thời trang online nào đó thì đấy chính là mô hình kinh doanh B2C.
Có thể bạn quan tâm: Nên dùng phần mềm bán hàng nào khi phát triển mô hình kinh doanh B2C?
2. Đặc điểm của mô hình B2C
Để triển khai mô hình này, doanh nghiệp cần phải thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến như website. Hay fanpage, mạng xã hội. Hoặc cũng có thể bán qua nền tảng trung gian đó chính là các sàn thương mại điện tử. Do tính chất đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật. Cũng như hạn chế được chi phí đầu tư nên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể chọn B2C là mô hình kinh doanh chính của mình.
Mô hình B2C có đặc điểm, khách hàng của mô hình chính là người dùng cá nhân. Chính vì thế sẽ không tốn thời gian đàm phán giữa hai bên quá nhiều. Bởi tất cả điều kiện mua hàng, chính sách, giá cả, đổi trả hàng đều được đưa ra rất chi tiết. Khách hàng chỉ cần đọc qua và đưa ra quyết định có mua hàng hay không.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh B2B là gì? Tổng quan mô hình B2B tại Việt Nam
3. Các loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến
Thông thường sẽ có 5 loại mô hình B2C trực tuyến mà hầu hết các doanh nghiệp để sử dụng để nhắm tới đối tượng người tiêu dùng, đó là:
3.1. Mô hình B2C bán hàng trực tiếp
Đây là mô hình phổ biến nhất, các doanh nghiệp sẽ xây dựng một gian hàng ảo trên các nền tảng như Website, Fanpage hay Blog,…và bán các sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng đang có nhu cầu.
3.2. Mô hình B2C trung gian trực tuyến
Ở mô hình này, doanh nghiệp sẽ không trực tiếp sỡ hữu các sản phẩm, dịch vụ mà đóng vai trò trung gian, kết nối giữa người mua và người bán. Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki,…
Để kinh doanh hiệu quả trên các sàn TMĐT, phần mềm hộ trợ bán hàng online chính là giải pháp ưu việt. Giúp người bán dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động từ tiếp thị, xử lý đơn hàng, kho hàng, lưu trữ thông tin khách hàng, theo dõi vận chuyển, cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết,… Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được lượng lớn thời gian cũng như nguồn nhân lực, gia tăng doanh số.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh B2B đã giúp Alibaba “hái” ra tiền như thế nào?
3.3. Mô hình kinh doanh B2C dựa trên quảng cáo
Với mô hình B2C này, doanh nghiệp sẽ tạo ra những nội dung, thông tin có ích để thu hút lượt truy cập vào một trang web. Và sau đó, nhận quảng cáo, treo banner, áp phíc, logo cho bên thứ 3 để bán sản phẩm, dịch vụ của họ, còn doanh nghiệp sẽ nhận tiền từ việc cho thuê web quảng cáo và tiền hoa hồng.
3.4. Mô hình B2C dựa vào cộng đồng
Các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên các sở thích chung. Từ đó giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo biết được thông tin của họ để “mời chào” các sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Không những thế, những trang web này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáp dựa trên nhân khẩu học và cả vị trí địa lý của người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ: Bùng nổ doanh số, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu khi sử dụng phần mềm bán hàng tốt nhất trong kinh doanh.
3.5. Mô hình kinh doanh B2C dựa trên phí
Các doanh nghiệp áp dụng mô hình B2C này sẽ hoạt động dựa trên việc tính phí sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ. Ví dụ các ứng dụng xem phim online trực tuyến như: Netflix, FPT Play, Zing TV,…sẽ thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập vào các nội dung trên nền tảng của họ. Những ứng dụng này có thể cung cấp những nội dung miễn phí nhưng sẽ có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết mọi nội dung.
Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về mô hình bán hàng trực tiếp
Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh B2C. Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử thì có một lời khuyên dành cho bạn, đó là hãy tạo cho mình 1 website và sử dụng nó là kênh bán hàng chủ yếu, tất cả các kênh còn lại nên dùng như công cụ tiếp thị thôi. Chúc bạn thành công!