SEO là gì trong marketing? Quy trình SEO chuyên nghiệp, hiệu quả
Tối ưu website, tăng cơ hội bán hàng, phát triển thương hiệu, tối ưu chi phí,… Đây chỉ là một trong số ít những lợi ích tuyệt vời mà SEO mang đến cho nhà kinh doanh. Vậy SEO là gì trong marketing? Làm sao để SEO hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
SEO là gì trong marketing?
SEO là từ viết tắt của “Search Engine Optimization” được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Trong hoạt động marketing, mục đích chính của SEO là tối ưu website khi có bất kỳ ai tìm kiếm các từ khóa liên quan, khiến nó trở nên thân thiện với Google. Từ đó cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Thứ hạng từ khóa càng cao thì khả năng thu hút được người tiêu dùng càng lớn. Đồng nghĩa với việc có thể tăng lượng traffic, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, phát triển thương hiệu, đẩy mạnh bán hàng.
Ưu điểm của SEO so với các hình thức tiếp thị khác trong marketing là doanh nghiệp sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí cho quảng cáo hay truyền thông, mà hiệu quả thu về vẫn tương xứng, thậm chí là vượt trội. Thế nhưng, yêu cầu đặt ra cho các SEOer là phải xây dựng được các chiến lược hoạch định cụ thể. Nhằm chiếm được vị thế cạnh tranh trên thị trường khi mà người người làm SEO, nhà nhà làm SEO như hiện nay.
Quy trình làm SEO
SEO là tập hợp của rất nhiều kỹ thuật khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Khiến cho người mới tìm hiểu dễ bị rối, hoang mang và không biết bắt đầu từ đâu. Để tìm hiểu về quy trình làm SEO, bạn có thể tham khảo các bước sau đây.
Tìm hiểu và nghiên cứu bộ từ khóa
Ở bước này, các SEOer phải biết cách vận dụng các công cụ hỗ trợ để phân tích dữ liệu tìm kiếm của người dùng. Dựa vào đó thiết lập nên bộ từ khóa tiềm năng cho website của mình. Một khi hiểu được ý định, mong muốn và xu hướng của họ bạn sẽ biết cách tiếp cận chính xác, hiệu quả nhất. Các công cụ phổ biến hiện nay phải kể đến như: Ahref, Keywordtool, Google Trending,…
Xây dựng cấu trúc website
Ngay sau khi có danh sách từ khóa, bạn cần phân loại thành nhóm chính, nhóm phụ để định hình và tối ưu cấu trúc cho website. Cụ thể là việc phân cấp danh mục và các bài viết có chứa từ khóa một cách rõ ràng, có tổ chức. Bước này sẽ giúp người dùng cũng như con bọ tìm kiếm dễ dàng truy cập vào các trang bên trong của website. Do đó, bạn nên chú trọng tạo ra các liên kết xoay vòng, điều hướng khách hàng để tăng thời gian ở lại trang web cũng như cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
SEO Onpage
Để SEO Onpage thì có 3 yếu tố quan trọng bạn cần thực hiện. Đó là:
• Xây dựng nội dung: Nghiên cứu nội dung và từ khóa, tạo nội dung thu hút, làm mới nội dung.
• Tối ưu Html: Cần tối ưu các thẻ Html trong SEO như: HTML Title Tag – Thẻ Title, The Meta Description Tag – Thẻ mô tả, Header Tags – Thẻ tiêu đề H1, H2, ALT – Thẻ tối ưu cho ảnh,…
• Cấu trúc website: Cần tối ưu những yếu tố: Site Crawability – Cách đọc trang web của Robot, Site Speed – Tốc độ trang web, Are Your URLs Descriptive? – Cấu trúc URL.
SEO Offpage
Đối với SEO Offpage, bạn cần chú trọng tới 4 yếu tố sau:
• Xây dựng hệ thống backlink.
• Đẩy mạnh truyền thông xã hội – Social Media.
• Xây dựng uy tín, thương hiệu, độ tin tưởng từ khách hàng.
• Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng.
Tối ưu liên tục
SEO là quá trình làm việc lâu dài chứ không thể gấp rút trong ngày một, ngày hai. Ngay cả khi đã thực hiện xong cả 4 bước nêu trên, bạn vẫn phải tiếp tục nghiên cứu từ khóa, đối thủ và cập nhật thường xuyên các bài viết. Thêm vào đó cũng cần tối ưu tới các trang chưa hoàn chỉnh trên website. Tránh để website bị tụt hạng trên công cụ tìm kiếm.
Phân tích, đo lường kết quả
Có 3 công cụ hiệu quả và phổ biến nhất trong việc đánh giá và đo lường hiệu quả của các chiến dịch SEO, gồm có: Google Analytics, Google Webmaster Tool và Ahrefs. Bạn có thể dễ dàng theo dõi lượng backlink đã triển khai, lượng khách hàng ghé thăm website, từ nguồn nào, các từ khóa lên top, tỷ lệ thoát trang,… Nhờ đó mà nắm bắt tình hình chính xác của chiến dịch SEO. Nhìn ra những điểm còn hạn chế để đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu SEO là gì trong marketing và quy trình thực hiện một chiến dịch SEO chuyên nghiệp, hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho bạn kiến thức hữu ích, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. Chúc các bạn thành công.