Bài học làm sếp: Quản lý bản thân trước khi quản lý người khác

25/04/2022 10546

Điều hành và quản lý chính là những nhiệm vụ chính của một nhà lãnh đạo. Nhưng để có thể chỉ đạo và khiến người khác chấp hành theo một cách nghiêm chỉnh, thì trước hết chúng ta phải biết cách quản lý bản thân. Đây cũng là bài học làm sếp đầu tiên mà bạn cần phải học.

Quản lý cảm xúc

Cảm xúc là yếu tố chi phối rất nhiều tới việc ra quyết định của nhà lãnh đạo. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc, mà còn tác động đến trạng thái, tinh thần làm việc của người khác. Một người giỏi trong việc quản lý cảm xúc sẽ biết khi nào nên thể hiện và khi nào nên kiềm chế. Thậm chí họ còn có thể bày tỏ để tìm sự thấu hiểu và lấy được sự cảm thông của người khác. Đó là lý do tại sao những nhà lãnh đạo giỏi khi thuyết trình luôn khiến người nghe phải đồng cảm và bị thuyết phục.

Ngoài ra, bài học quản lý cảm xúc còn giúp bạn tránh được rủi ro ngoài ý muốn. Như trong các cuộc xung đột, vấn đề căng thẳng, người có thể kiềm chế cảm xúc luôn biết cách sử dụng lý trí thay vì quyết định bốc đồng. Nên nhớ rằng, vấn đề chỉ nên được giải quyết với một cái đầu lạnh và suy nghĩ thấu đáo. Tuy nhiên, quản lý cảm xúc không có nghĩa là bạn phủ nhận và chôn vùi nó. Bạn phải điều khiển được cảm xúc chứ không phải để bản thân trở thành nô lệ của chính mình.

Bài học làm sếp: Quản lý cảm xúc
Bài học làm sếp: Quản lý cảm xúc

Yếu tố thiết lập mối quan hệ, xem thêm: Kỹ năng giao tiếp cho nhân viên mới và những điều cần phải biết

Quản lý thời gian

Mỗi giây trôi qua đều không cách nào lấy lại được. Vì lý do này, bạn nên có kế hoạch cụ thể trước khi làm bất cứ công việc gì. Nhằm có thể quản lý thời gian một cách khoa học và hiệu quả nhất, tránh để lãng phí một cách vô ích. Để làm tốt điều này, bạn cần biết cách xác định mục tiêu rõ ràng. Qua đó biết được mình cần phải làm gì để có thể đạt được mục tiêu đó.

Bí quyết cho bạn đó chính là hãy liệt kê ra những công việc cần thực hiện. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn nhiệm vụ nào quan trọng cần phải làm trước, nhiệm vụ nào có thể xử lý sau. Cách này giúp đảm bảo mọi thứ được hoàn thành đúng thời hạn. Tránh trường hợp vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc quan trọng. Sau khi kết thúc một ngày, bạn nên tổng kết lại để đánh giá lại quỹ thời gian bạn phân bổ công việc đã thật sự khoa học chưa. Nếu chỗ nào chưa thực sự hợp lý hãy tìm ra lý do và cố gắng khắc  phục.

Một trong những giải pháp giúp quản lý thời gian hiệu quả được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn hiện nay là phần mềm quản lý bán hàng. Quản lý chuyên nghiệp, cập nhật nhanh chóng, thao tác thuận tiện giúp Sếp tiết kiệm tối đa thời gian. Và không chỉ thế, còn tiết kiệm đáng kể chi phí và nhân sự cho các hoạt động quản lý và vận hành doanh nghiệp.

Bài học làm sếp: Quản lý thời gian
Bài học làm sếp: Quản lý thời gian

Quản lý áp lực

Dưới gánh nặng của công việc, trách nhiệm, và hàng trăm vai trò đè nặng lên vai. Việc đối mặt với áp lực là điều bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng sẽ gặp phải. Bạn sẽ cảm thấy nhiệm vụ khi nào cũng ngập đầu, không thể hoàn thành hết trong ngày. Tất cả động lực, năng lượng và nhiệt huyết dường như đều biến mất. Vậy làm thế nào để có thể quản lý áp lực một cách tốt nhất?

Hãy cân bằng cuộc sống, thả lỏng, thoải mái và bớt quan trọng hóa vấn đề. Chúng ta là con người, nên không thể làm việc liên tục như những cỗ máy. Vì vậy việc nghỉ ngơi, thư giãn, điều hòa lại cuộc sống thì mới có thể làm việc hiệu quả được. Đừng quên dành thời gian chăm chút cho những giá trị đẹp đối với tinh thần. Chẳng hạn như tự thưởng chuyến du lịch, một vài mối quan hệ, gia đình, bạn bè,… Nếu tập trung vào công việc quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.

Ứng dụng quản lý cũng được xem như một giải pháp hữu hiệu giúp giảm áp lực công việc đối với các sếp quản lý và cả nhân viên vận hành nữa. Hệ thống phần mềm sẽ giúp rút ngắn thời gian làm việc, quản lý, tạo ra sự linh động và nâng cao hiệu quả hơn. Nếu bạn còn chưa biết đến điều này hãy tham khảo ngay Cách sử dụng phần mềm bán hàng để giảm áp lực quản lý.

Quản lý áp lực
Quản lý áp lực

Quản lý cách ứng xử

Vai trò của nhà lãnh đạo đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người mỗi ngày. Đó có thể là nhân viên, lãnh đạo cấp cao, đối tác, khách hàng,… Với mỗi đối tượng, bạn cần phải có cách ứng xử và giao tiếp khác nhau, sao cho phù hợp với vai trò, hoàn cảnh. Trong mọi tình huống cần giữ được thái độ bình tĩnh, tự tin nêu ra quan điểm và ý kiến của mình. Khi gặp mâu thuẫn, bất đồng hãy cư xử thật khéo léo để không làm mất lòng người đối diện. Khiến mối quan hệ của cả hai đi vào căng thẳng.

Tránh việc sử dụng quyền lực trong khi giải quyết vấn đề. Bởi người thông minh luôn biết cách làm việc bằng thực lực thay vì quyền lực. Bên cạnh đó, đừng quên chú trọng việc xây dựng niềm tin. Đây là cách nhanh nhất giúp bạn chiếm được thiện cảm từ người khác. Hỗ trợ mọi công việc được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.

Quản lý cách ứng xử
Quản lý cách ứng xử

Luôn nhớ bài học làm sếp đầu tiên đó chính là quản lý bản thân trước khi muốn quản lý người khác. Hy vọng bài viết có thể mang đến những hành trang bổ ích trên con đường trở thành người lãnh đạo giỏi của bạn. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu thêm: 

Phần mềm bán hàng online trên Facebook hiệu quả cho các doanh nghiệp

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Mở cửa hàng tiện lợi ở quê – Lựa chọn đúng đắn hay liều lĩnh?

Mở cửa hàng tiện lợi ở quê – Lựa chọn đúng đắn hay liều lĩnh?

25/03/2021 6489

Mở cửa hàng tiện lợi ở quê - xu hướng mới tại những vùng đất giàu tài nguyên. Chi phí thuê mặt bằng, nhân công thấp, mức độ cạnh tranh thấp. Tuy nhiên lượng dân cư không đông đúc. Liệu…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot