Spam youtube là gì? Cách kiểm tra mức độ Spam cho kênh Youtube
Kênh Youtube bị Spam nhiều sẽ rất khó bật kiếm tiền, thậm chí là bị vô hiệu hóa kênh. Chính vì thế, các bạn làm Youtube cần nắm rõ được spam youtube là gì? Có nên kiểm tra xem kênh của mình có bị Spam hay không? Mức độ Spam thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên
Khái niệm spam youtube là gì?
Spam youtube có nghĩa là việc bạn vi phạm các lỗi của youtube và dẫn đến tình trạng kênh youtube của bạn bị spam. Nhẹ thì bị nhắc nhở, nếu nặng hơn thì bị khóa kênh hoặc xóa kênh.
Nói đến Spam thì chắc ai cũng đều biết hoặc hình dung được rồi. Tuy nhiên tôi muốn nói chi tiết hơn ở đây về những quy định và quy tắc về Spam của Youtube. Để các bạn có thể dễ dàng hình dung và phòng tránh được nó. Youtube chia thành các loại Spam sau:
Spam bình luận
Nội dung bình luận bị lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây có lẽ là một dạng spam phổ biến nhất và rất nhiều người mắc phải nhất. Muốn kênh được tiếp cận nhiều người hơn, buộc họ phải làm bằng cách đi bình luận thật nhiều.
Nội dung bình luận trên youtube không liên quan hoặc vô có giá trị. Bình luận chứa liên kết hoặc bình luận thì nhiều nhưng xem lại ít,… Nếu bạn đi bình luận nhiều, nhưng thời gian xem video quá ít điều này được coi là một hành động bất thường và đương nhiên đây sẽ là lỗi spam.
Có thể bạn quan tâm: Tránh tình trạng spam bình luận khi sử dụng phần mềm quản lý bình luận chuyên nghiệp.
Spam đăng ký và Spam video
Nếu trong một khoảng thời gian ngắn, bạn đi đăng ký quá nhiều kênh của người khác, thì hành vi này cũng bị coi là hành vi spam.
Ngược lại, cũng có rất nhiều người đăng ký kênh của bạn một cách bất thường trong một thời gian ngắn. Nhưng số lượng lượt view video lại rất ít hơn thì cũng bị coi là spam.
Việc đăng một lượng lớn video và có nội dung trùng lặp nhiều hay nội dung của bạn có mục đích chính lôi kéo người khác rời bỏ YouTube thì cũng bị coi là spam.
Hoặc nếu kênh của bạn có mục đích chính là kiếm tiền từ nội dung của kênh khác thì kênh đó cũng có thể sẽ vi phạm chính sách spam của Youtube.
Thông tin hữu ích: Tận dụng mạng xã hội để kinh doanh, gia tăng doanh số chỉ với phần mềm bán hàng đa kênh ưu việt nhất.
Spam dữ liệu như tiêu đề, mô tả, thẻ tag, hình thu nhỏ
Một số dữ liệu như tiêu đề, mô tả, thẻ tag và hình thu nhỏ. Tất cả những thứ đó, đều có chung mục đích giúp người dùng biết được thêm về nội dung video của bạn, vì vậy mọi thứ cần phải liên quan đến video. Nếu tiêu đề, mô tả, thẻ tag hoặc hình thu nhỏ nhưng không liên quan gì đến nội dung video coi như đó là spam, đánh lừa người xem.
Có một số người muốn câu view, đã cố tình đặt tiêu đề, thẻ tag hoặc hình thu nhỏ chẳng hề liên quan đến video.
Ví dụ: Chẳng hạn một clip về game nhưng lại đặt tiêu đề là “Clip 22 phút Bùi Thị Xuân”, hình thu nhỏ dùng một hình ảnh “mười tám cộng” thì tất nhiên sớm muộn kênh sẽ bốc hơi.
Xem thêm: Cách viết mô tả video youtube hấp dẫn và cuốn hút nhất 2020 – Nói không với spam.
Cách kiểm tra mức độ Spam cho kênh Youtube
Để kiểm tra mức độ Spam của kênh Youtube bạn chỉ cần dùng đến một công cụ Spam.tm. Cách làm cụ thể như sau:
Đầu tiên, bạn cần copy đường link của kênh youtube bạn muốn kiểm tra. Để lấy được đường link kênh, hãy đăng nhập vào Youtube. Sau đó nhấp chuột vào ảnh đại diện, ở góc phải phía trên màn hình, chọn vào Kênh của tôi.
Hoặc bạn cũng có thể truy cập vào lấy đường link, bằng cách vào xem bất kỳ video của kênh đó. Sau đó nhấp vào tên kênh ở phía dưới Video để lấy link.
Sau khi bạn đã copy lấy đường link của kênh cần kiểm tra và bước tiếp theo. Sau đó, truy cập vào trang web http://www.spam.tm/ và dán đường link kênh youtube muốn kiểm tra vào khung tìm kiếm. Lúc này trang web sẽ hiển thị kết quả spam của kênh kiểm tra.
Trong đó, bên phải là tỉ lệ % Spam của kênh, tính trung bình từ Spam ở bảng bên trái. Bảng bên trái là các thành phần đánh giá Spam, những phần lớn hơn 0% nghĩa là đang bị Spam (cũng như lý do Spam).
Tạm kết
Thực ra, không có quy định về mức độ Spam của Youtube như thế nào sẽ dẫn đến chết kênh. Nếu kiểm tra thấy kênh bạn đang bị Spam quá nhiều, hãy xem các thành phần đang bị Spam lớn. Để rồi từ đó đưa ra các hướng giải quyết hợp lý bảo vệ kênh.
Google là một ông lớn rất khó tính, để có thể chơi cùng ông ta bạn phải tuân thủ mọi quy tắc của được đưa ra. Nếu chẳng may có vi phạm bạn sẽ bị “thịt” không cần báo trước. Vì thế nếu thật sự muốn trở thành một Youtuber chân chính. Hãy phát triển kênh một cách nghiêm túc. Cố gắng tạo ra những video thật hay, thật chất lượng thu hút người xem thực sự. Tăng view, tăng sub một cách tự nhiên chứ không nên sử dụng các thủ thuật nhằm lách luật.
Hoặc nếu cảm thấy làm một youtuber quá khó khăn, vậy tại sao không thử bước chân sang các sân chơi khác như: Tiktok, Facebook, Instagram. Đây cũng là những mạng xã hội có lượng tương tác và số người dùng trải nghiệm cực cao. Đặc biệt là chính sách, quy định được nới lỏng hơn, hỗ trợ xây dựng các video ngắn, nội dung đơn giản. Hơn nữa bạn có thể hợp với các công cụ hỗ trợ như tăng like, inbox tự động, tăng tương tác, quản lý Fanpage… Giúp tăng trải nghiệm tốt trên những nền tảng Hot này.
Hãy lựa chọn cho mình những con đường đi sáng suốt, tránh mất tiền, mất sức nhưng lại không thu được lợi ích nào. Chúc bạn thành công!