Truyền thông thương hiệu, bứt phá từ số 0 đến thương hiệu hàng đầu
Trước xu thế phát triển, những biến động mạnh mẽ của xã hội, cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp thì truyền thông thương hiệu được xem như “át chủ bài” của nhiều nhà kinh doanh trong chiến lược truyền thông PR. Để hiểu rõ hơn về bản chất, vai trò, cách thực hiện của một chiến dịch truyền thông thương hiệu “chuẩn”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu được biết đến là hoạt động đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải thực hiện nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận tới khách hàng một cách rộng rãi hơn. Chẳng hạn như: Tên doanh nghiệp là gì? Cung cấp mặt hàng nào? Có gì khác biệt với các doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường? Vì sao khách hàng phải chọn lựa bạn thay vì đối thủ khác?…
Mặt khác, truyền thông thương hiệu còn là công cụ để khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ đã từng trải nghiệm trước đây. Trở thành nguồn dữ liệu quan trọng giúp doanh nghiệp biết được điểm yếu và lợi thế của mình là gì. Từ đó có những giải pháp phù hợp, cải tiến không ngừng, để sản phẩm sau này ngày càng hoàn thiện hơn trước khi chúng đến với tay người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí 5 bước xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu hoàn hảo.
Hiện nay có hai hình thức truyền thông cơ bản, đó là:
• Truyền thông gián tiếp: Hình thức này khá phổ biến và rộng rãi. Bạn có thể thấy chúng qua sách báo, bajnner, Facebook, phim ảnh,… Cho phép doanh nghiệp tiếp cận tới nhiều người hơn trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, chúng lại không giúp người xem cảm nhận được những cảm xúc thật với sản phẩm, dịch vụ.
• Truyền thông trực tiếp: Tập trung chủ yếu tại các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị,… Phương pháp này giúp nắm bắt tâm lý khách hàng vô cùng hiệu quả, dễ thuyết phục. Nhưng chúng lại tốn khá nhiều thời gian, chi phí, công sức và độ phổ biến không rộng rãi.
Vai trò của truyền thông thương hiệu
Những vai trò chủ chốt mà truyền thông thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp phải kể đến như:
• Xây dựng niềm tin cho khách hàng: Thương hiệu luôn gắn liền với sự tin tưởng. Việc liên tục sử dụng hàng loạt chiến dịch truyền thông, cùng với sự xuất hiện của các KOL có tầm ảnh hưởng, dẫn chứng khoa học,… sẽ tạo nên sự tin tưởng đối với thương hiệu trong lòng công chúng.
• Thay đổi quan điểm và hành vi của khách hàng theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn: Bằng cách tập trung vào nỗi đau, các vấn đề, khó khăn của khách hàng,… để đưa ra giải pháp hoặc động lực nhằm dần thay đổi quan điểm của họ theo hướng có lợi.
• Nâng cao giá trị thương hiệu: Khi tạo dựng được niềm tin và có tầm ảnh hưởng sâu rộng, thương hiệu sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm mà nó đang cung cấp, phân phối.
• Khiến thương hiệu trở nên quen thuộc và không thể thiếu: Một chiến dịch truyền thông thương hiệu thành công sẽ làm gia tăng độ phủ sóng của nó, chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường. Khiến nó ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng.
• Kích cầu tiêu thụ sản phẩm: Truyền thông thương hiệu giúp kích cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, thúc đẩy gia tăng doanh số và lợi nhuận.
Đừng bỏ qua: Mô hình bán hàng đa kênh toàn diện, hỗ trợ khai thác tối đa tiềm năng trên các nền tảng kinh doanh online.
Các bước xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu
Một chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn. 3 bước cơ bản sau đây sẽ giúp bạn hiện thực hóa mục tiêu của mình.
Nghiên cứu và phân tích
Đây là bước đầu tiên nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi kết quả của giai đoạn này sẽ là cơ sở để triển khai các chiến lược cụ thể. Trong đó bạn cần quan tâm đến hai yếu tố quan trọng là:
• Xác định đối tượng truyền thông: Đó có thể là một cá nhân hoặc nhóm khách hàng quen thuộc, tiềm năng, những người quyết định mua sản phẩm của bạn. Yếu tố này được xem như căn cứ để xây dựng và định hướng các chiến lược truyền thông cụ thể. Các kênh truyền thông, thông điệp truyền thông cũng sẽ được thiết lập nhờ vào nguồn thông tin này.
• Xác định mục tiêu truyền thông: Bạn cần xác định được mục tiêu cuối cùng mình muốn đạt được là gì? Đó có thể là phản ứng về nhận thức, cảm thụ, hay hành vi cụ thể của người tiêu dùng đối với thương hiệu,…
Thông tin hữu ích: Khai thác thông tin khách hàng và mang đến giải pháp kinh doanh trên Facebook toàn diện khi sử dụng phần mềm quản lý fanpage chuyên nghiệp nhất.
Đề xuất chiến lược truyền thông
Sau khi nghiên cứu chính xác về thực trạng thương hiệu, tiếp theo chúng ta cần đưa ra được các định hướng chiến lược truyền thông cụ thể. Bao gồm:
• Thiết kế thông điệp: Một thông điệp hiệu quả cần đáp ứng được 4 tiêu chí theo mô hình AIDA. Gồm: Gây sự chú ý – tạo sự quan tâm – khơi dậy mong muốn – thúc đẩy hành động. Ngoài ra, nó còn cần phải giải quyết được 4 vấn đề: Nội dung, cấu trúc, hình thức, nguồn.
• Lựa chọn phương tiện truyền thông: Có hai kênh truyền thông mà bạn có thể lựa chọn là kênh gián tiếp và kênh trực tiếp.
Đề xuất thời gian và nguồn lực thực hiện
Có ba loại thời điểm mà bạn có thể lựa chọn để thực hiện chiến dịch. Đó là
• Truyền thông theo nhu cầu sản phẩm: Bạn cần quan tâm tới các yếu tố như vòng đời sản phẩm, ngày phát hành, sản phẩm tương tự trong quá khứ, thành công – thất bại của sản phẩm,…
• Truyền thông theo mùa: Gắn liền với các thời điểm quan trọng trong năm như: giáng sinh, cuối năm, năm mới, ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm. lễ hội,…
• Truyền thông theo sự kiện: Có thể là các chương trình khuyến mãi, quảng cáo hoặc tại trợ hướng đến các sự kiện đó.
Xem thêm: Tiết kiệm tới 70% thời gian và nguồn lực cho việc xử lý tương tác và 1001+ công việc khi kinh doanh trên Facebook với giải pháp tự động trả lời bình luận Facebook. Bạn đã thử chưa?
Thị trường cạnh tranh ngày càng lớn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo dựng được nền tảng truyền thông thương hiệu vững chắc. Những hoạt động quảng cáo này không chỉ khẳng định được giá trị doanh nghiệp mà còn củng cố sự trung thành, niềm tin của khách hàng với sản phẩm hay dịch vụ. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của truyền thông thương hiệu. Chúc các bạn thành công.