Bí quyết để tạo lập và duy trì uy tín của nhà quản trị là gì?
Khả năng chi phối người khác thể hiện cái tầm của nhà quản trị. Để đạt được điều này thì mình địa vị và quyền uy là chưa đủ. Cái họ đặc biệt cần đó chính là uy tín. Vậy uy tín của nhà quản trị là gì? Bằng cách nào có thể xây dựng niềm tin và uy tín trong một tổ chức?
Uy tín của nhà quản trị là gì?
Uy tín của nhà quản trị là sự tín nhiệm, tin tưởng và mến phục họ nhận được từ cấp dưới. Nó được xem như sức mạnh kết hợp với quyền lực để chi phối, chinh phục người khác thông qua hành động và kết quả mà nhà quản trị đã đạt được.
Uy tín là tài sản vô hình của nhà quản trị và doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng và tạo lập yếu tố này là công việc đầu tiên cần phải làm sau khi nhận chức. Biểu hiện của một người có uy tín được thể hiện qua các đặc điểm sau:
- Làm việc có tính nguyên tắc. Bảo đảm sự thống nhất giữa lời nói và hành động
- Hành động và ta quyết định theo trách nhiệm và lương tâm
- Đánh giá hiệu quả công việc của người khác một cách công tâm và khách quan
- Quan tâm tới từng thành viên trong tập thể. Giúp đỡ hoặc sẵn sàng tư vấn nếu họ gặp khó khăn
- Đúng mực, tự chủ và có văn hóa
- Giữ uy tín chức vụ cũng như uy tín cá nhân
- …
♦ Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc vàng trong cách ứng xử của cấp dưới với cấp trên
Cách xây dựng uy tín của nhà quản trị là gì?
Có trình độ học vấn nhất định
Trình độ học vấn chính là yếu tố đầu tiên dùng để đánh giá khả năng của một nhà quản trị. Và nó được thể hiện qua những bằng cấp – thứ chứng tỏ rằng họ đã được đào tạo một cách chuyên sâu và bài bản về nghiệp vụ của mình. Chúng ta vẫn thường được nghe về những nhà lãnh đạo không qua trường lớp nào, hoặc bỏ học giữa chừng nhưng vẫn thành công. Tuy nhiên, họ chỉ là số ít trong hàng triệu người ngoài kia. Còn bạn, nếu không thể làm được những điều phi thường thì hãy trang bị cho mình một trình độ học vấn phù hợp.
Có năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức
Học vấn là lý thuyết, còn năng lực chuyên môn chính là thực hành. Hãy thể hiện cho nhân viên thấy bạn hoàn toàn xứng đáng với vị trí này. Thông qua cách làm việc và xử lý vấn đề một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Hãy biến suy nghĩ thành hành động và biến hành động thành kết quả. Ngoài ra, khả năng tổ chức cũng không kém phần quan trọng. Trên cương vị là nhà quản trị, bạn không thể chối bỏ nhiệm vụ quản lý và tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Khi bạn điều hành tốt, thì uy tín sẽ tự động được hình thành. Bởi không lý gì mà nhân viên lại không tin tưởng một người sếp tài giỏi như vậy.
♦ Tìm hiểu thêm: Ưu nhược điểm của các phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay
Có tầm đi liền với có tâm
Thể hiện năng lực quản trị là một chuyện. Chứng tỏ bạn là người sếp tận tâm, thấu hiểu nhân viên lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhưng nếu làm tốt được cả hai nhiệm vụ này, chắc chắn bạn sẽ trở thành nhà quản trị tuyệt vời trong mắt cấp dưới. Hãy lắng nghe thay vì độc đoán, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển thay vì bó buộc bởi những quy chế cứng nhắc. Sự tin tưởng xuất phát từ trong cảm nhận và suy nghĩ. Thế nên, hành động của bạn chưa chắc đã khiến người khác nhận ra nhưng cái tâm thì rất dễ nhận biết được. Đã có không ít trường hợp nhân viên nghỉ việc không phải vì công ty, mà bởi phải làm việc với người sếp vô tâm.
Có kinh nghiệm và vốn sống trong lĩnh vực mình quản trị
Kinh nghiệm giống như tấm bằng chứng nhận những trải nghiệm thực tiễn của nhà quản trị. Chắc chắn, với cá nhân từng trải, va chạm nhiều trên thương trường sẽ tạo được lòng tin hơn rất nhiều so với người còn là trang giấy trắng. Vì vậy, hãy tận dụng mọi cơ hội để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Thêm vào đó, nó còn giúp bạn có ý chí vững vàng không bất ngờ trước những thử thách ập tới.
♦ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng – công cụ hỗ trợ kinh doanh online
Chúng ta vừa cùng nhau trả lời câu hỏi uy tín của nhà quản trị là gì và cách để gây dựng uy tín với nhân viên một cách hiệu quả. Hy vọng những nội dung được chia sẻ trong bài viết thực sự có ích đối với bạn. Chúc các bạn thành công.